Tổng hợp 10 đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng từ câu 1 đến câu 6

Câu 1: (0,5 điểm) Cương xin mẹ đi học nghề gì? (M1)

a. Nghề thợ xây b. Nghề thợ mộc c. Nghề thợ rèn

Câu 2: (0,5 điểm) Cương học nghề thợ rèn để làm gì? (M1)

a. Để giúp đỡ mẹ.

b. Để giúp đỡ mẹ, thương mẹ vất vả.

c. Để giúp đỡ mẹ, thương mẹ vất vả, muốn tự kiếm sống.

Câu 3: (1 điểm) Mẹ Cương phản ứng như thế nào khi em trình bày ước mơ của mình? (M1)

a. Để Cương đi học ngay.

b. Mẹ ngạc nhiên và phản đối.

c. Mẹ Cương phản đối gay gắt.

Câu 4: (1 điểm) Nội dung chính của bài này là gì? (M3)

Câu 5: (1 điểm) Câu “ Bố tôi lái xe đưa ông chủ đi tham dự buổi họp quan trọng.” gồm có mấy từ đơn và từ phức? ( M 2)

a. 5 từ đơn 3 từ phức từ phức b. 6 từ đơn 4 từ phức c. 4 từ đơn 5

Câu 6: (1 điểm) Em hãy viết 2 danh từ riêng:

Câu 7: ( 1 điểm ) Viết lại các tên riêng sau cho đúng: cao bá quát, hà nội, Xiôncốpxki, anđrâyca.

Câu 8: ( 1 điểm ) Em hãy tìm một từ cùng nghĩa với từ ước mơ và đặt câu với từ đó.

pdf 49 trang Mạnh Đạt 27/05/2024 1100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tổng hợp 10 đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdftong_hop_10_de_thi_giua_hoc_ki_1_mon_tieng_viet_lop_4_nam_ho.pdf

Nội dung text: Tổng hợp 10 đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

  1. Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi Giữa Học kì 1 Năm học 2021 - 2022 Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4 Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề số 1) A .KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) 1. Đọc thành tiếng: KT trong các tiết ôn tập và trả lời câu hỏi (3 điểm) 2- Kiểm tra đọc - hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: (7 điểm) Em hãy đọc thầm bài văn sau: Thưa chuyện với mẹ Từ ngày phải nghỉ học, Cương đâm ra nhớ cái lò rèn cạnh trường. Một hôm em ngỏ ý với mẹ: - Mẹ nói với thầy cho con đi học nghề rèn. Mẹ Cương đã nghe rõ mồn một lời con, nhưng bà vẫn hỏi lại: - Con vừa bảo gì ? - Mẹ xin thầy cho con đi làm thợ rèn. - Ai xui con thế ? Cương cố cắt nghĩa cho mẹ hiểu: - Thưa mẹ, tự ý con muốn thế. Con thương mẹ vất vả, đã phải nuôi bằng ấy đứa em lại còn phải nuôi con Con muốn học một nghề để kiếm sống Mẹ Cương như đã hiểu lòng con. Bà cảm động, xoa đầu Cương và bảo:
  2. - Con muốn giúp mẹ như thế là phải. Nhưng biết thầy có chịu nghe không? Nhà ta tuy nghèo nhưng dòng dõi quan sang. Không lẽ bây giờ mẹ để con phải làm đầy tớ anh thợ rèn. Cương thấy nghèn nghẹn ở cổ. Em nắm lấy tay mẹ, thiết tha: - Mẹ ơi ! Người ta ai cũng có một nghề. Làm ruộng hay buôn bán, làm thầy hay làm thợ đều đáng trọng như nhau. Chỉ những ai trộm cắp hay ăn bám mới đáng bị coi thường. Bất giác, em lại nhớ đến ba người thợ nhễ nhãi mồ hôi mà vui vẻ bên tiếng bễ thổi “phì phào”, tiếng búa con, búa lớn theo nhau đập “cúc cắc” và những tàn lửa đỏ hồng, bắn toé lên như khi đốt cây bông. Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng từ câu 1 đến câu 6 Câu 1: (0,5 điểm) Cương xin mẹ đi học nghề gì? (M1) a. Nghề thợ xây b. Nghề thợ mộc c. Nghề thợ rèn Câu 2: (0,5 điểm) Cương học nghề thợ rèn để làm gì? (M1) a. Để giúp đỡ mẹ. b. Để giúp đỡ mẹ, thương mẹ vất vả. c. Để giúp đỡ mẹ, thương mẹ vất vả, muốn tự kiếm sống. Câu 3: (1 điểm) Mẹ Cương phản ứng như thế nào khi em trình bày ước mơ của mình? (M1) a. Để Cương đi học ngay. b. Mẹ ngạc nhiên và phản đối. c. Mẹ Cương phản đối gay gắt.
  3. Câu 4: (1 điểm) Nội dung chính của bài này là gì? (M3) Câu 5: (1 điểm) Câu “ Bố tôi lái xe đưa ông chủ đi tham dự buổi họp quan trọng.” gồm có mấy từ đơn và từ phức? ( M 2) a. 5 từ đơn 3 từ phức b. 6 từ đơn 4 từ phức c. 4 từ đơn 5 từ phức Câu 6: (1 điểm) Em hãy viết 2 danh từ riêng: Câu 7: ( 1 điểm ) Viết lại các tên riêng sau cho đúng: cao bá quát, hà nội, Xiôncốpxki, anđrâyca. Câu 8: ( 1 điểm ) Em hãy tìm một từ cùng nghĩa với từ ước mơ và đặt câu với từ đó. B.Kiểm tra viết I. Chính tả ( 4 điểm ): Nghe – viết: Bài: Trung thu độc lập (Tiếng Việt 4 tập I trang 66) (Viết từ Ngày mai, đến vui tươi.) II.Tập làm văn. ( 6 điểm ) Nhân dịp năm mới, hãy viết thư cho một người thân (ông bà,cha mẹ, thầy cô giáo cũ ) để thăm hỏi và chúc mừng năm mới. Đáp án đề kiểm tra giữa học kì I Tiếng Việt 4 - Đề 4 A. Kiểm tra đọc 1/. Đọc thành tiếng.(3 điểm) Học sinh bốc thăm đọc 1 trong các bài tập đọc, học thuộc lòng (2 điểm), trả lời một câu hỏi liên quan trong đoạn đọc (1điểm). * GV đánh giá và cho điểm dựa vào các yêu cầu sau: - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đọc đạt yêu cầu 75 tiếng/phút, giọng đọc có diễn cảm (1 điểm). - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa, đọc đúng tiếng, từ (không sai quá 5 tiếng) (1 điểm) Nếu Hs đọc chưa đạt các yêu cầu trên, tùy theo mức độ GV trừ điểm. 2/ Đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức. (7 điểm)
  4. 1. C 2. C 3. B 4. Nội dung chính của bài là: Kể về mong muốn của cậu bé Cương muốn làm nghề rèn để giúp đỡ mẹ, đồng thời cũng khẳng định bất cứ nghề nghiệp nào cũng đều đáng trân trọng. 5. B 6. Viết 2 danh từ riêng: Hà Nội, Phủ Đổng. 7. Viết lại các tên riêng sau cho đúng: cao bá quát, hà nội, Xiôncốpxki, anđrâyca. - Cao Bá Quát, Hà Nội, Xiôncốpxki, Anđrâyca. 8. Em hãy tìm một từ cùng nghĩa với từ ước mơ và đặt câu với từ đó. Từ hi vọng, hoài bão, khát vọng Đặt câu: Em hi sinh vọng sẽ trở thành ca sĩ nổi tiếng. B. Kiểm tra viết. I. PHẦN CHÍNH TẢ: (4 điểm) * GV đọc cho HS nghe viết chính tả bài: Trung thu độc lập (Tiếng Việt 4 tập I trang 66) (Viết từ Ngày mai, đến vui tươi.) * GV đánh giá và cho điểm dựa vào các yêu cầu sau: - Tốc độ viết đạt yêu cầu, chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ, trìh bày đúng quy định, viết sạch, đẹp (1 điểm) - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi) (1 điểm) Nếu sai từ lỗi thứ sáu trở lên cứ mỗi lỗi trừ (0,25 điểm) II. TẬP LÀM VĂN: (6 điểm) Dàn bài tham khảo I. Phần đầu thư:
  5. a) Địa điểm và thời gian viết thư. (M: Hà Nội, ngày tháng năm ) b) Lời thưa gửi: (M: Ông bà kính thương) II. Phần nội dung chính: - Nêu mục đích, lý do viết thư. - Thăm hỏi tình hình của người nhận thư. - Thông báo tình hình của người viết thư. - Nêu ý kiến cần trao đổi (thăm hỏi, chúc mừng, chia buồn hoặc công việc cần liên hệ). - Tình cảm của người viết thư. III. Phần cuối thư: - Lời chúc, lời cảm ơn, hứa hẹn, lời chào. - Chữ kí, tên hoặc họ và tên của người viết thư. Bài viết tham khảo Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm Bác Phương kính mến! Ông bà và gia đình cháu vừa nhận thơ chúc Tết của bác ở Nam Định gửi vào. Chợt nhớ đến bác nên cháu vội viết thư chúc Tết bác và báo tin cho bác mừng: ông bà ở trong này vẫn mạnh giỏi, ông bà bảo nhận được tin trong dịp Tết của quê hương rất vui và nhớ quê lắm, ông bà bảo sang năm bố mẹ cháu sẽ thu xếp cho ông bà về quê ăn Tết. Vào miền Nam đã 5-6 năm rồi còn gì? Bữa cơm chiều hôm nhận được thư của bác Phương, cả nhà mừng rỡ, ông ăn thêm được nửa bát cơm, còn bà thì cứ bảo tại sao nó không nói gì đến con “Vện" mà hôm vào Nam, bà đã dặn bác cố gắng chăm sóc nó.
  6. II.Tập làm văn Bài viết tham khảo Ninh Hòa, ngày tháng năm 20 Hải Như mến! Vậy là chúng mình xa nhau một học kì rồi phải không Hải Như nhỉ. Cậu có khỏe không? Học hành thế nào rồi? Hỏi vậy thôi chứ mình biết sức học của Như rồi. Có bao giờ cậu chịu đựng sau ai bao giờ đâu. Hồi ở cái thị xã "quê mùa" này, Hải Như đã là một học sinh xuất sắc thì lên thành phố, dù có nhiều nhân tài đi chăng nữa thì cậu nhất định phải ở trong cái tốp ten đó, phải không? À cô bé Hải Vân - em cậu - đã vào lớp Một chưa? Nó còn bụ bẫm không và ngoan ngoãn chứ? Giờ thì mình kể vài nét tình hình của lớp mình cho Như nghe nhé. Phong trào học tập vẫn như hồi nào cậu ở đây: Chăm, ngoan, sôi nổi nhưng nghịch ngợm vào loại nhất nhì khối. Ngay từ đầu năm học, tụi mình đã tự động tổ chức học thêm một tuần ba buổi, nhờ cô Hà chủ nhiệm lớp 4A của mình bồi dưỡng tại nhà Bạch Kim đấy. Còn hai buổi trong tuần thì học cá nhân. Chất lượng giữa học kì vừa qua, đứng đầu toàn khối. Các thầy cô giáo đều khen 4A học giỏi và ngoan. Giá có Hải Như cùng học thì vui biết chừng nào! Nhưng cuộc sống mà Như! Có phải cái gì mình muốn cũng đều thực hiện được cả đâu. Cái chính là ở tình bạn. Dù xa nhau nhưng bao giờ cũng nghĩ về nhau, mong cho nhau những điều tốt đẹp. Thế là quý rồi, phải không Như? Cho mình tạm dừng ở đây. Chúc Như và những người bạn mới của Như năm mới luôn vui khỏe, học giỏi. Nhớ hôn hộ mình bé Hải Vân nhiều nhiều nhé! Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi Giữa Học kì 1 Năm học 2021 - 2022 Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4 Thời gian làm bài: 60 phút
  7. (không kể thời gian phát đề) (Đề số 8 ) A- KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) 1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm) Học sinh bốc thăm để đọc một trong các bài Tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 27 (Sách Tiếng Việt 4, tập 2). Sau đó, trả lời câu hỏi có liên quan đến nội dung bài đọc do giáo viên yêu cầu. 2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: (7 điểm) Đọc bài sau và trả lời câu hỏi: Câu chuyện về túi khoai tây Vào một buổi học, thầy giáo tôi mang vào lớp rất nhiều túi nhựa và một bao khoai tây thật to. Thầy chậm rãi giải thích với mọi người rằng, mỗi khi cảm thấy oán giận hoặc không muốn tha thứ lỗi lầm cho ai, hãy viết tên những người mình không ưa hay ghét hận rồi cho vào túi. Chỉ một lúc sau, chiếc túi nào của chúng tôi cũng đã căng nặng, đầy khoai tây. Thậm chí, có người một túi không chứa hết khoai, phải thêm một túi nhỏ kèm theo. Sau đó thầy yêu cầu chúng tôi hãy mang theo bên mình túi khoai tây đó bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào trong thời gian một tuần lễ. Đến lớp thì mang vào chỗ ngồi, về nhà thì mang vào tận giường ngủ, thậm chí khi vui chơi cùng bạn bè cũng phải mang theo. Chỉ sau một thời gian ngắn, chúng tôi đã bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và phiền toái vì lúc nào cũng có một túi khoai tây nặng nề kè kè bên cạnh. Tình trạng này còn tồi tệ hơn khi những củ khoai tây bắt đầu thối rữa, rỉ nước. Cuối cùng, chúng tôi quyết định xin thầy giáo cho quẳng hết chõ khoai tây ấy đi và cảm thấy thật nhẹ nhàng, thoải mái trong lòng. Lúc ấy, thầy giáo của chúng tôi mới từ tốn nói: "Các em thấy không, lòng oán giận hay thù ghét người khác đã làm cho chúng ta thật nặng nề và khổ sở! Càng oán ghét và không tha thứ cho người khác, ta càng giữ lấy gánh nặng khó chịu ấy mãi trong lòng. Lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao
  8. tặng mọi người, mà nó còn là một món quà tốt đẹp để mỗi chúng ta dành tặng bản thân mình." Lại Thế Luyện Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1: Thầy giáo mang túi khoai tây đến lớp để làm gì? a. Để cho cả lớp liên hoan. b. Để giáo dục cho cả lớp một bài học về lòng vị tha. c. Để cho cả lớp học môn sinh học. d. Để hướng dẫn học sinh cách trồng cây khoai tây. Câu 2: Túi khoai tây đã gây ra điều gì phiền toái? a. Đi đâu cũng mang theo. b. Các củ khoai tây bị thối rữa, rỉ nước. c. Đi đâu cũng mang theo những củ khoai tây vừa nặn vừa bị thối rữa, rỉ nước. d. Muốn vứt nhưng thầy giáo lại không đồng ý. Câu 3: Theo thầy giáo, vì sao nên có lòng vị tha, cảm thông với lỗi lầm của người khác? a. Vì sự oán giận hay thù ghét không mang lại lợi ích gì; nếu có lòng vị tha và có sự cảm thông sẽ đem lại niềm hạnh phúc cho bản thân và cũng là món quà tặng cho mọi người. b. Vì càng oán ghét và không tha thứ cho người khác, ta càng giữ lấy gánh nặng khó chịu ấy mãi trong lòng. c. Vì lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà đó còn là một món quà tốt đẹp để mỗi chúng ta dành tặng bản thân mình. d. Vì lòng oán giận hay thù ghét người khác đã làm cho chúng ta thật nặng nề và khổ sở! Câu 4: Theo em, thế nào là lòng vị tha? a. Rộng lòng tha thứ. b. Cảm thông và chia sẻ. c. Rộng lòng tha thứ, không hề có sự cố chấp; biết cảm thông và chia sẻ. d. Không hẹp hòi, ích kỉ và biết tha thứ cho người khác khi họ biết lỗi.
  9. Câu 5: Hãy nêu suy nghĩ của em về cách giáo dục của thầy giáo thú vị ở chỗ nào? Câu 6: Từ câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân? Câu 7: Hãy đặt 1 câu văn có sử dụng dấu gạch ngang được dùng để chú thích? Câu 8: Em hãy đặt 1 câu văn theo kiểu câu Ai thế nào? Câu 9: Tất cả các bạn đều tham gia đêm Hội diễn văn nghệ 26-3. Hãy viết câu trên thành câu khiến? Câu 10: Em hãy đặt 1 câu kể "Ai làm gì?" có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa? B- KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm) 1. Chính tả: (3 điểm) Viết bài Khuất phục tên cướp biển (từ "Cơn tức giận như con thú dữ nhốt chuồng" - Sách Tiếng Việt 4, tập 2, tr 67)
  10. 2. Tập làm văn: (7 điểm) Hãy viết 1 bài văn tả về cây cối mà em yêu thích nhất. Đáp án đề kiểm tra giữa học kì I môn Tiếng Việt lớp 4 – Đề 8 A. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) 1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm) Học sinh đọc lưu loát và diễn cảm: 2 điểm Học sinh trả lời được câu hỏi có liên quan đến nội dung bài đọc: 1 điểm 2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: (7 điểm) Câu 1b: (0,5 điểm) Câu 2c: (0,5 điểm) Câu 3a: (0,5 điểm) Câu 4c: (0,5 điểm) Câu 5: (0,5 điểm) Cách giáo dục của thầy giáo thú vị ở chỗ: Thầy không bắt ai phải tha thứ nhưng bằng hình ảnh những củ khoai tây thối rữa, thầy đã giúp cả lớp hiểu ra giá trị của sự tha thứ, lòng vị tha và sự cảm thông với lỗi lầm của người khác. Câu 6: (0,5 điểm) Bài học: Sống phải có lòng vị tha, cảm thông, chia sẻ và không gây thù oán. Câu 7: (1 điểm) Ví dụ: Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã – một người đã giành cả đời để nghiên cứu về Hoàng Sa và Trường Sa – sắp tới sẽ phát hành một cuốn sách mới. Câu 8: Đặt đúng kiểu câu "Ai thế nào ?" (1 điểm) Câu 9: Học sinh chuyển được từ câu kể sang câu khiến (1 điểm)
  11. Ví dụ: Mong tất cả các bạn đều tham gia đêm Hội diễn văn nghệ 26-3 nhé ! Câu 10: (1 điểm) Học sinh đặt đúng câu kể Ai làm gì có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa. B. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm) 1. Chính tả: (3 điểm) Viết bài Khuất phục tên cướp biển (từ "Cơn tức giận như con thú dữ nhốt chuồng" - Sách Tiếng Việt 4, tập 2, tr 67 ) Yêu cầu: Bài viết đẹp, không sai - sót lỗi chính tả (3 điểm) Sai 4 lỗi: trừ 1 điểm 2. Tập làm văn: (7 điểm) Hãy viết 1 đoạn văn tả về cây cối mà em yêu thích nhất. Yêu cầu: Bố cục đầy đủ, rõ ràng. Nội dung trọng tâm. Có sử dụng mở bài theo kiểu gián tiếp và kết bài theo hướng mở rộng. Kĩ năng dùng từ, đặt câu hay và câu văn đúng ngữ pháp. Bài văn có sử dụng các biện pháp nghệ thuật. Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi Giữa Học kì 1 Năm học 2021 - 2022 Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4 Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian phát đề)
  12. (Đề số 9 ) A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm): 1. Đọc thành tiếng (3 điểm): (GV kiểm tra đọc thành tiếng một đoạn trong các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 24 ở SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 kết hợp trả lời câu hỏi đối với từng HS) 2. Đọc hiểu + Kiến thức tiếng Việt (7 điểm) - (20 phút): Đọc thầm bài văn sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới. Sầu riêng Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. Hương vị nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí. Còn hàng chục mét mới tới nơi để sầu riêng, hương đã ngào ngạt xông vào cánh mũi. Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chin quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn. Hương vị quyến rũ đến kì lạ. Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa. Mỗi cuống hoa ra một trái. Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến. Mùa trái rộ vào dạo tháng tư, tháng năm ta. Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dáng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn. Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại, tưởng như lá héo. Vậy mà khi trái chín, hương tỏa ngạt ngào, vị ngọt đến đam mê. Mai Văn Tạo Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây: Câu 1. Sầu riêng là đặc sản của vùng nào? (1 đ) M1
  13. A. Miền Bắc. B. Miền Nam. C. Miền Trung. Câu 2. Hoa sầu riêng có những nét đặc sắc nào? (1 đ) M2 A. Hoa đậu từng chùm màu trắng ngà. B. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa. C. Cả hai ý trên đều đúng Câu 3. Quả sầu riêng có những nét đặc sắc nào? (1 đ) M4 A. Trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến. B. Mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí. C. Cả hai ý trên đều đúng. Câu 4. Trong câu Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn. Bộ phận nào là vị ngữ? (1 đ) M1 A. đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn. B. hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn. C. ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn. Câu 5. Câu Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lại này là kiểu câu: (1 đ) M2 A. Ai làm gì? B. Ai thế nào? C. Ai là gì? Câu 6. Câu nào có kiểu câu Ai thế nào? (1 đ) M3 A. Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. B. Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi. C. Tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này. Câu 7. Em hãy tìm và viết ra 5 từ láy có trong bài? (1 đ) M2 B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) 1 . Chính tả: (Nghe – viết) bài “Hoa học trò” (2 điểm) 2 .Tập làm văn: Hãy tả một cây gần gũi mà em yêu thích (8 điểm)
  14. Đáp án đề thi giữa học kì I môn Tiếng Việt lớp 4 – Đề 9 A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm): 1. Đọc thành tiếng (3 điểm): HS đọc một đoạn văn trong các bài tập đã học ở SGK Tiếng Việt lớp 4 - tập 2, từ tuần 19 đến tuần 25. - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng: tốc độ đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1điểm - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không sai quá 5 tiếng): 1điểm - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1điểm 2. Đọc hiểu + Kiến thức tiếng Việt (7 điểm): Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án B C C A A B Điểm 1 1 1 1 1 1 Câu 7. (1 điểm) Tìm được đúng mỗi từ láy có trong bài: 0,2 điểm. B/ Kiểm tra viết: (10 điểm) 1. Chính tả: (2,0 điểm) Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn (2 điểm ) Mỗi lỗi chính tả trong bài viết trừ 0,25 điểm. * Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách hoặc trình bày bẩn trừ toàn bài 0,5 điểm. 2. Tập làm văn: (8,0 điểm) * Bài văn đảm bảo các mức như sau: Bài viết đúng dạng văn miêu tả đồ vật, đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài đúng yêu cầu đã học. (2 điểm)
  15. Bài viết đảm bảo độ dài từ 12 - 15 câu. Viết câu tương đối đúng ngữ pháp, biết dùng từ, không mắc lỗi chính tả, chữ viết sạch đẹp. (3 điểm) Có sử dụng hình ảnh so sánh trong bài văn miêu tả đồ vật. (3 điểm) - Các mức điểm khác tùy mức độ sai sót GV ghi điểm cho phù hợp. Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi Giữa Học kì 1 Năm học 2021 - 2022 Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4 Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề số 10 ) A. Kiểm tra Đọc I. Đọc thành tiếng (3 điểm). - GV kiểm tra đọc các bài tập đọc đã học trong chương trình ( từ tuần 1 đến tuần 9). II . Đọc hiểu: (7 điểm). Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: TÊN BẠN KHẮC BẰNG VÀNG An-ne và chị Ma-ri ngồi ăn bánh trên bàn. Chị Ma-ri đọc dòng chữ ghi trên chiếc hộp đựng: “Bánh có thưởng khuyến mại – Hãy xem chi tiết mặt sau hộp”. Ma-ri hào hứng: - Phần thưởng đã lắm nhé, “Tên bạn khắc bằng vàng”, nghe này, “Chỉ việc gửi một đô-la với phiếu để trong hộp có điền tên và địa chỉ. Chúng tôi sẽ gửi một chiếc cặp tóc đặc biệt có khắc tên bạn bằng vàng (mỗi gia đình chỉ một người thôi)”.
  16. An-ne đặc biệt thích thú, chộp lấy chiếc hộp, xoay lại, mắt sáng rỡ háo hức : - Tuyệt quá! Một chiếc cặp tóc với tên em khắc bằng vàng. Em phải gửi phiếu đi mới được. Nhưng chị Ma-ri đã ngăn lại: - Xin lỗi em! Chị mới là người đầu tiên đọc. Vả lại, chị mới có tiền nên chính chị sẽ gửi. An-ne vùng vằng, rơm rớm nước mắt, nói: - Nhưng em rất thích cặp tóc. Chị luôn cậy thế là chị nên toàn làm theo ý mình thôi! Chị cứ việc gửi đi! Em cũng chẳng cần. Nhiều ngày trôi qua. Rồi một gói bưu phẩm để tên Ma-ri được gửi tới. An-ne rất thích xem cái cặp tóc nhưng không muốn để chị biết. Ma-ri mang gói bưu phẩm vào phòng mình. An-ne ra vẻ hững hờ đi theo, ngồi lên giường chị, chờ đợi. Em giận dỗi giễu cợt: - Chắc họ gửi cho chị chiếc cặp tóc bằng vàng đấy! Hi vọng nó sẽ làm chị thích! Ma-ri chậm rãi mở món quà rồi kêu lên: - Ồ, đẹp tuyệt! Y như quảng cáo. - Tên bạn khắc bằng vàng. Bốn chữ thật đep. Em có muốn xem không, An-ne? - Không thèm! Em không cần chiếc cặp quê mùa của chị đâu! Ma-ri để cái hộp trắng xuống bàn trang điểm và đi xuống nhà. Còn lại một mình An-ne trong phòng. Cô bé không kìm lòng được nên đi đến bên bàn, nhìn vào trong hộp và há hốc miệng ngạc nhiên. Lòng em tràn ngập cảm xúc: vừa thương yêu chị, vừa xấu hổ. Rồi nước mắt làm nhòa những dòng chữ khắc lóng lánh. Trên chiếc kẹp quả là có bốn chữ, nhưng là bốn chữ: AN-NE. (Theo A.F.Bau-man – Hà Châu dịch) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
  17. Câu 1. Phần thưởng khuyến mãi ghi trên chiếc hộp đựng bánh của Ma- ri và An-ne là gì? A. Một hộp bánh có khắc tên người mua trên mặt hộp B. Một chiếc cặp tóc có khắc tên người mua bằng vàng C. Một chiếc cặp tóc màu vàng có giá trị bằng một đô-la Câu 2. Chi tiết nào cho thấy An-ne rất giận khi chị gái nói sẽ giành quyền gửi phiếu khuyến mãi? A. Vùng vằng nói dỗi với chị rằng không cần chiếc cặp B. Ra vẻ hờ hững, không thèm để ý đến gói bưu phẩm C. Giận dỗi, diễu cợt chị, chê chiếc cặp tóc quê mùa. Câu 3. Chi tiết nào dưới đây cho thấy cảm xúc của An-ne khi nhìn thấy chiếc cặp? A. Không kìm lòng được nên đã đến bên bàn xem chiếc cặp B. Chộp lấy hộp, xoay lại, mắt sáng rỡ vì rất thích thú C. Nước mắt làm nhòa những dòng chữ khắc lóng lánh Câu 4. Vì sao An-ne cảm thấy vừa thương yêu chị vừa xấu hổ khi nhìn chiếc cặp có tên mình? A. Vì đã hiểu nhầm tình thương thầm kín của chị dành cho mình B. Vì thấy chị rất vui vẻ mời mình xem chiếc cặp tóc đẹp tuyệt C. Vì đã vờ tỏ ra hờ hững nhưng lại lén xem chiếc cặp tóc đẹp B. Kiểm tra Viết I. Chính tả: Điền vào chỗ trống: a) Tiếng bắt đầu bằng s hoặc x Mùa . Đã đến. Từng đàn chim én từ dãy núi biếc đằng .bay tới, đuổi nhau chung quanh những mái nhà. Mùa đã đến hẳn rồi, đất trời
  18. lại một lần nữa đổi mới, tất cả những gì .trên trái đất lại vươn lên ánh . mà sinh nảy nở với một mạnh không cùng. (Theo Nguyễn Đình Thi) b) Tiếng chứa vần ât hoặc âc Sau một ngày múc nước giếng, hai xô nước ngồi nghỉ ngơi. Một cái xô luôn càu nhàu, không lúc nào vui vẻ. Nó nói với cái xô kia: - Cuộc sống của chúng ta chán đấy. Chúng ta chỉ đầy khi được lên khỏi giếng, nhưng khi bị hạ xuống giếng thì chúng ta lại trống rỗng. Chiếc kia không bao giờ càu nhàu, lúc nào cũng vui vẻ. Nó nói: - Đúng vậy. Nhưng tớ lại không nghĩ như cậu. Chúng ta chỉ trống rỗng khi bị hạ xuống giếng thôi, còn khi được lên khỏi giếng thì chúng ta luôn luôn đầy ắp. (Theo La Phông-ten) II. Tập làm văn Viết đoạn văn (2- 3 câu) miêu tả một sự vật được nói đến ở một khổ thơ trong bài sau: Xuân đến Đỏ như ngọn lửa Lá bàng nhẹ rơi Bỗng choàng tỉnh giấc Cành cây nhú chồi. Dải lụa hồng phơi Phù sa trên bãi Cơn gió mê mải Đưa hương đi chơi.
  19. Thăm thẳm bầu trời Bồng bềnh mây trắng Cánh chim chở nắng Bay vào mùa xuân. (Nguyễn Trọng Hoàn) Đáp án đề thi giữa học kì I môn Tiếng Việt lớp 4 – Đề 10 A. Kiểm tra Đọc I. Đọc thành tiếng: (3 điểm) II. Đọc thầm và làm bài tập (7 điểm) Câu 1. B Câu 2. A Câu 3. C Câu 4. A B. Kiểm tra Viết I. Chính tả: a) xuân, xa, xuân, sống, sáng, sôi, sức b) thật, nhấc, nhấc II. Tập làm văn Gợi ý: Chọn một trong các sự vật sau để tả bằng 2- 3 câu: - Chiếc lá bàng đỏ như ngọn lửa đang rơi. - Cành cây chợt tỉnh giấc nhú chồi. - Phù sa như một dải lụa đang phơi trên bãi. - Cơn gió mê mải thổi đem theo mùi hương.
  20. - Bầu trời xanh thăm thẳm với những đám mây trắng bồng bềnh. - Những cánh chim chở nắng bay giữa ngày xưa