Tổng hợp 12 đề kiểm tra định kỳ giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 (Phần Đọc thành tiếng) - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Tam Thôn Hiệp (Có đáp án)

Bài đọc: Cô giáo nhỏ

Đã hơn một tháng nay, hễ tôi hỏi đến cuốn truyện tranh Giên mượn, em lại lúng búng: “Xin lỗi cô, em quên mang theo. Cô đừng báo với nhà trường ạ”.
Giên gọi là trường nhưng thực chất đây chỉ là lớp dạy chữ miễn phí ở một vùng quê châu Phi hẻo lánh. Đa số trẻ em ở đây phải ở nhà bế em, nấu nướng hoặc ra đồng giúp cha mẹ. Chỉ chừng hai chục em được đi học.
Theo Khánh Linh (Báo Người lao động)
(Trích từ sách Cánh Diều Tiếng Việt 4 tập 1 - trang 26 – Tác giả Nguyễn Minh Thuyết - Nhà xuất Đại học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh)
Trả lời câu hỏi:
1. Trường học của Giên ở đâu? Ngôi trường này có gì đặc biệt?

docx 14 trang Mạnh Đạt 20/01/2024 2720
Bạn đang xem tài liệu "Tổng hợp 12 đề kiểm tra định kỳ giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 (Phần Đọc thành tiếng) - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Tam Thôn Hiệp (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxtong_hop_12_de_kiem_tra_dinh_ky_giua_hoc_ki_i_mon_tieng_viet.docx

Nội dung text: Tổng hợp 12 đề kiểm tra định kỳ giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 (Phần Đọc thành tiếng) - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Tam Thôn Hiệp (Có đáp án)

  1. Thứ ngày tháng 11 năm 2023 TRƯỜNG TIỂU HỌC TAM THÔN HIỆP KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2023– 2024 HỌ VÀ TÊN: MÔN: TIẾNG VIỆT 4 (Đọc thành tiếng) HỌC SINH LỚP: 4.3 Giám thị 1: Giám thị 2: Điểm Giám khảo nhận xét bài đọc của học sinh . Giám khảo 1: . Giám khảo 2: Đề 1 Bài đọc: Cô giáo nhỏ Đã hơn một tháng nay, hễ tôi hỏi đến cuốn truyện tranh Giên mượn, em lại lúng búng: “Xin lỗi cô, em quên mang theo. Cô đừng báo với nhà trường ạ”. Giên gọi là trường nhưng thực chất đây chỉ là lớp dạy chữ miễn phí ở một vùng quê châu Phi hẻo lánh. Đa số trẻ em ở đây phải ở nhà bế em, nấu nướng hoặc ra đồng giúp cha mẹ. Chỉ chừng hai chục em được đi học. Theo Khánh Linh (Báo Người lao động) (Trích từ sách Cánh Diều Tiếng Việt 4 tập 1 - trang 26 – Tác giả Nguyễn Minh Thuyết - Nhà xuất Đại học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh) Trả lời câu hỏi: 1. Trường học của Giên ở đâu? Ngôi trường này có gì đặc biệt?
  2. Thứ ngày tháng 11 năm 2023 TRƯỜNG TIỂU HỌC TAM THÔN HIỆP KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2023– 2024 HỌ VÀ TÊN: MÔN: TIẾNG VIỆT 4 (Đọc thành tiếng) HỌC SINH LỚP: Giám thị 1: Giám thị 2: Điểm Giám khảo nhận xét bài đọc của học sinh . Giám khảo 1: . Giám khảo 2: Đề 2 Bài đọc: Cô giáo nhỏ Tôi tìm đến nhà Giên, nhìn qua khe cửa. Khoảng sáu, bảy đứa trẻ ngồi quanh bếp lửa. cạnh chúng là một phụ nữ trẻ và một bà lão. Hai người lớn chụm môi cố vật lộn với mấy từ khó. Ngón tay họ dò trên chính cuốn sách mà Giên mượn về. Đám trẻ con đã đọc xong ngóng cổ chờ hai người phụ nữ đánh vần nốt. “Cô giáo” Giên đang nhiệt tình chỉ bảo “học trò”. Theo Khánh Linh (Báo Người lao động) Trả lời câu hỏi: - Cô giáo đã chứng kiến việc gì lúc đến nhà Giên?
  3. Thứ ngày tháng 11 năm 2023 TRƯỜNG TIỂU HỌC TAM THÔN HIỆP KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2023– 2024 HỌ VÀ TÊN: MÔN: TIẾNG VIỆT 4 (Đọc thành tiếng) HỌC SINH LỚP: Giám thị 1: Giám thị 2: Điểm Giám khảo nhận xét bài đọc của học sinh . Giám khảo 1: . Giám khảo 2: Đề 3 Bài đọc: Anh em sinh đôi Khánh và Long là anh em sinh đôi. Hai anh em giống nhau như đúc. Hồi nhỏ, thấy mọi người không nhận ra ai là anh, ai là em, Long khoái chí lắm. Nhưng dần dần, Long không còn thấy thú vị nữa. Mỗi khi bị gọi nhầm tên, Long lại muốn kêu lên: “Tôi là Long, tôi chẳng giống ai hết.”. Long cố gắng làm mọi thứ khác anh, từ cách nói, dáng đi đến trang phục, kiểu tóc. (Theo Châu Khuê) (Trích từ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, Tiếng Việt 4 tập 1 - trang 17 – Tác giả Bùi Mạnh Hùng - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) Trả lời câu hỏi: * Long và Khánh được giới thiệu như thế nào?
  4. Thứ ngày tháng 11 năm 2023 TRƯỜNG TIỂU HỌC TAM THÔN HIỆP KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2023– 2024 HỌ VÀ TÊN: MÔN: TIẾNG VIỆT 4 (Đọc thành tiếng) HỌC SINH LỚP: Giám thị 1: Giám thị 2: Điểm Giám khảo nhận xét bài đọc của học sinh . Giám khảo 1: . Giám khảo 2: Đề 4 Bài đọc: Anh em sinh đôi Hội thao kết thúc trong nỗi ngạc nhiên ngập tràn của Long. Trên đường về, Long hỏi Vân: - Sao hôm nay không ai nhầm chúng tớ nhỉ? Vân khúc khích: - Vì Khánh hay cười, còn cậu thì lúc nào cũng nghiêm túc. Vinh chen vào - Cậu thì chậm rãi, Khánh thì nhanh nhảu, sao nhầm được. Nghe Long thắc mắc về những lần bạn bè nhầm lẫn, các bạn cùng cười. (Theo Châu Khuê) (Trích từ sách Kết nối tri thức với cuộc sống Tiếng Việt 4 tập 1 - trang 17 – Tác giả Bùi Mạnh Hùng - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) Trả lời câu hỏi: * Nhờ nói chuyện với các bạn, Long đã nhận ra mình khác anh như thế nào?
  5. Thứ ngày tháng 11 năm 2023 TRƯỜNG TIỂU HỌC TAM THÔN HIỆP KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2023– 2024 HỌ VÀ TÊN: MÔN: TIẾNG VIỆT 4 (Đọc thành tiếng) HỌC SINH LỚP: Giám thị 1: Giám thị 2: Điểm Giám khảo nhận xét bài đọc của học sinh . Giám khảo 1: . Giám khảo 2: Đề 5 Bài đọc: Thằn lằn và Tắc kè Một buổi tối nọ, thằn lằn xanh đang bò trên cành cây. Đột nhiên, thằn lằn phát hiện tắc kè đang bò trên bức tường ở một ngôi nhà. Thằn lằn thầm nghĩ: “Ồ, một người bạn mới!”. Thằn lằn cất tiếng chào: - Chào cậu! Tớ là thằn lằn xanh. Tớ thích đi kiếm thức ăn vào ban ngày. - Chào cậu! Tớ là tắc kè. Tớ thích đi kiếm thức ăn vào buổi tối. (Theo Sâng Lê-kha-na) (Trích từ sách Kết nối tri thức với cuộc sống Tiếng Việt 4 tập 1 - trang 23 – Tác giả Bùi Mạnh Hùng - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) Trả lời câu hỏi: * Thằn lằn xanh và tắc kè đã tự giới thiệu những gì trong lần đầu gặp gỡ?
  6. Thứ ngày tháng 11 năm 2023 TRƯỜNG TIỂU HỌC TAM THÔN HIỆP KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2023– 2024 HỌ VÀ TÊN: MÔN: TIẾNG VIỆT 4 (Đọc thành tiếng) HỌC SINH LỚP: Giám thị 1: Giám thị 2: Điểm Giám khảo nhận xét bài đọc của học sinh . Giám khảo 1: . Giám khảo 2: Đề 6 Bài đọc: Thằn lằn và Tắc kè Cả hai bạn cảm thấy thích thú về cuộc sống của nhau. Tắc kè liền nói: - Hay chúng mình thử đổi cuộc sống cho nhau đi! Tớ chán những bức tường lắm rồi. Tớ muốn kiếm ăn trên những cái cây và trong các bụi cỏ giống cậu. Thằn lằn xanh khoái chí: - Còn tớ, tớ muốn bò lên tường để tìm thức ăn giống cậu. Mới nghĩ thế mà tớ đã thấy vui làm sao! (Theo Sâng Lê-kha-na) (Trích từ sách Kết nối tri thức với cuộc sống Tiếng Việt 4 tập 1 - trang 23 – Tác giả Bùi Mạnh Hùng - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) Trả lời câu hỏi: * Vì sao hai bạn muốn đổi cuộc sống cho nhau?
  7. Thứ ngày tháng 11 năm 2023 TRƯỜNG TIỂU HỌC TAM THÔN HIỆP KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2023– 2024 HỌ VÀ TÊN: MÔN: TIẾNG VIỆT 4 (Đọc thành tiếng) HỌC SINH LỚP: Giám thị 1: Giám thị 2: Điểm Giám khảo nhận xét bài đọc của học sinh . Giám khảo 1: . Giám khảo 2: Đề 7 455 Bài đọc: Những bức chân dung Màu Nước vẽ chân dung Bông Tuyết và Mắt Xanh. Hai bức chân dung thực sự là hai tác phẩm nghệ thuật, bởi người trong tranh được vẽ rất đẹp và rất giống người thật. Hoa Nhỏ cũng đến gặp Màu Nước đề nghị cậu vẽ chân dung cho mình. Khi Màu Nước chuẩn bị vẽ, cô bé nói: - Bạn nhớ vẽ mắt tôi to hơn nhé! - Mắt bạn đã to lắm rồi. ( Theo Ni-cô-lai Nô-xốp) (Trích từ sách Kết nối tri thức với cuộc sống Tiếng Việt 4 tập 1 - trang 31 – Tác giả Bùi Mạnh Hùng - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) Trả lời câu hỏi: * Tìm câu văn nêu nhận xét về hai bức chân dung của Bông Tuyết và Mắt Xanh.
  8. Thứ ngày tháng 11 năm 2023 TRƯỜNG TIỂU HỌC TAM THÔN HIỆP KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2023– 2024 HỌ VÀ TÊN: MÔN: TIẾNG VIỆT 4 (Đọc thành tiếng) HỌC SINH LỚP: Giám thị 1: Giám thị 2: Điểm Giám khảo nhận xét bài đọc của học sinh . Giám khảo 1: . Giám khảo 2: Đề 8 Bài đọc: Những bức chân dung Thế là ngoài bức chân dung của Bông Tuyết và Mắt Xanh, các bức tranh còn lại đều na ná giống nhau. Lúc đầu, cô bé nào cũng vui. Nhưng khi xếp các bức tranh cạnh nhau, thấy khó nhận ra đâu là chân dung của mình, các cô bé mới hiểu rằng Màu Nước nói đúng. Vẻ đẹp các cô bé rất khác nhau, bức chân dung đẹp phải là bức chân dung thể hiện được vẽ riêng đó. ( Theo Ni-cô-lai Nô-xốp) (Trích từ sách Kết nối tri thức với cuộc sống Tiếng Việt 4 tập 1 - trang 31 – Tác giả Bùi Mạnh Hùng - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) Trả lời câu hỏi: * Điều gì khiến các cô bé nhận ra Màu Nước nói đúng?
  9. Thứ ngày tháng 11 năm 2023 TRƯỜNG TIỂU HỌC TAM THÔN HIỆP KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2023– 2024 HỌ VÀ TÊN: MÔN: TIẾNG VIỆT 4 (Đọc thành tiếng) HỌC SINH LỚP: Giám thị 1: Giám thị 2: Điểm Giám khảo nhận xét bài đọc của học sinh . Giám khảo 1: . Giám khảo 2: Đề 9 Bài đọc: Những vết đinh Có một cậu bé nọ tính hay cáu kỉnh. Cha cậu bèn đưa cho cậu một túi đinh và bảo: - Mỗi lần con cáu kỉnh với ai, con hãy đóng một cái đinh lên hàng rào gỗ. Ngày đầu tiên, cậu bé đã đóng 15 cái đinh lên hàng rào. Nhưng sau vài tuần, cậu đã biết kiềm chế những cơn nóng giận, số đinh cậu đóng trên hàng rào ngày một ít đi. (Theo Mai Văn Khôi) (Trích từ sách Cánh Diều Tiếng Việt 4 tập 1 - trang 15 – Tác giả Nguyễn Minh Thuyết - Nhà xuất Đại học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh) Trả lời câu hỏi: * Người cha dạy con trai kiềm chế tính nóng nảy bằng cách nào?
  10. Thứ ngày tháng 11 năm 2023 TRƯỜNG TIỂU HỌC TAM THÔN HIỆP KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2023– 2024 HỌ VÀ TÊN: MÔN: TIẾNG VIỆT 4 (Đọc thành tiếng) HỌC SINH LỚP: Giám thị 1: Giám thị 2: Điểm Giám khảo nhận xét bài đọc của học sinh . Giám khảo 1: . Giám khảo 2: Đề 10 Bài đọc: Những vết đinh Đến một hôm, cậu đã không còn cáu giận với ai trong suốt cả ngày. Cậu thưa với cha. Người cha bảo: - Sau một ngày mà con không hề cáu giận ai, con hãy nhổ một cái đinh ra khỏi hàng rào. Ngày lại trôi qua, rồi cũng đến một hôm cậu bé hãnh diện khoe với cha rằng không còn một cái đinh nào trên hàng rào. Cha liền bảo: - Con đã làm mọi việc rất tốt. (Theo Mai Văn Khôi) (Trích từ sách Cánh Diều Tiếng Việt 4 tập 1 - trang 15 – Tác giả Nguyễn Minh Thuyết - Nhà xuất Đại học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh) Trả lời câu hỏi: * Khi cậu bé đã kiềm chế được tính nóng nảy, người cha bảo cậu làm gì?
  11. Thứ ngày tháng 11 năm 2023 TRƯỜNG TIỂU HỌC TAM THÔN HIỆP KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2023– 2024 HỌ VÀ TÊN: MÔN: TIẾNG VIỆT 4 (Đọc thành tiếng) HỌC SINH LỚP: Giám thị 1: Giám thị 2: Điểm Giám khảo nhận xét bài đọc của học sinh . Giám khảo 1: . Giám khảo 2: Đề 11 Bài đọc: Vệt phấn trên mặt bàn Lớp Minh có thêm học sinh mới. Đó là một cô bạn có cái tên rất ngộ: Thi Ca. Cô giáo xếp Thi Ca ngồi ngay cạnh Minh. Minh tò mò ngó mái tóc xù lông nhím của bạn, định bụng sẽ làm quen với “người hàng xóm”. Nhưng cô bạn tóc xù toàn làm Minh bực mình. Trong lúc Minh bặm môi, nắn nót từng dòng chữ trên trang vở thì hai cái cùi chỏ đụng nhau đánh cộp. (Theo Nguyễn Thị Kim Hòa) (Trích từ sách Cánh Diều Tiếng Việt 4 tập 1 - trang 13 – Tác giả Nguyễn Minh Thuyết - Nhà xuất Đại học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh) Trả lời câu hỏi: * Những đặc điểm nào của người bạn mới khiến Minh chú ý?
  12. Thứ ngày tháng 11 năm 2023 TRƯỜNG TIỂU HỌC TAM THÔN HIỆP KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2023– 2024 HỌ VÀ TÊN: MÔN: TIẾNG VIỆT 4 (Đọc thành tiếng) HỌC SINH LỚP: Giám thị 1: Giám thị 2: Điểm Giám khảo nhận xét bài đọc của học sinh . Giám khảo 1: . Giám khảo 2: Đề 12 Bài đọc: Vệt phấn trên mặt bàn Hôm ấy, trống vào lớp lâu rồi mà không thấy Thi Ca xuất hiện. Thì ra bạn ấy phải vào bệnh viện. Cô giáo nói: - Hi vọng lần này bác sĩ sẽ giúp chữa lành cánh tay mặt để bạn không phải viết bằng tay trái nữa! Lời cô giáo làm Minh chợt nhớ ra Thi ca hay giấu bàn tay mặt trong hộc bàn. Minh nhớ ánh mắt buồn của bạn lúc nhìn Minh vạch đường phấn trắng. Càng nhớ càng ân hận. (Theo Nguyễn Thị Kim Hòa) (Trích từ sách Cánh Diều Tiếng Việt 4 tập 1 - trang 26 – Tác giả Nguyễn Minh Thuyết - Nhà xuất Đại học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh) Trả lời câu hỏi: * Khi cô giáo cho biết Thi Ca phải vào bệnh viện, Minh đã nhớ lại những gì?
  13. HƯỚNG DẪN KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ ĐỌC THÀNH TIẾNG TIẾNG VIỆT LỚP 4.3 GIỮA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2023-2024 I. HƯỚNG DẪN KIỂM TRA A. Bài đọc - Giáo viên phát phiếu cho học sinh chuẩn bị trước 3 phút. Sau đó, gọi học sinh bốc thăm chọn bài, giáo viên đưa phiếu của mình yêu cầu học sinh đọc trong thời gian 70-80 tiếng/1 phút. - Giáo viên dùng phiếu học sinh để ghi kết quả đánh giá. Tiếng nào học sinh đọc sai, giáo viên gạch chéo (/), cuối cùng tổng hợp lại để tính điểm. B. Trả lời câu hỏi - Khi đọc xong, học sinh trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên chọn: Đề 1: Bài đọc: Cô giáo nhỏ Câu hỏi: . Trường học của Giên ở đâu? Ngôi trường này có gì đặc biệt? Trả lời: Trường học của Giên ở một vùng quê hẻo lánh của châu Phi. Ngôi trường này là một lớp dạy chữ miễn phí. Đề 2: Bài đọc: Cô giáo nhỏ Câu hỏi: Cô giáo đã chứng kiến việc gì lúc đến nhà Giên? Trả lời: Lúc đến nhà Giên cô giáo thấy Giên đang nhiệt tình dạy học cho sáu, bảy đứa trẻ, một phụ nữ trẻ và một bà lão ngồi quanh bếp lửa. Họ đang cố đánh vần mấy từ khó trên chính cuốn sách mà Giên mượn về. Đề 3: Bài đọc: Anh em sinh đôi Câu hỏi: Long và Khánh được giới thiệu như thế nào? Trả lời: Long và Khánh được giới thiệu là anh em sinh đôi. Hai anh em giống nhau như đúc. Đề 4: Bài đọc: Anh em sinh đôi Câu hỏi: Nhờ nói chuyện với các bạn, Long đã nhận ra mình khác anh như thế nào? Trả lời: Nhờ nói chuyện với các bạn, Long đã nhận ra: Hai anh em chỉ giống nhau bề ngoài thôi. Nhìn xa thì tưởng giống nhau, chứ nhìn gần thì mỗi người một vẻ Đề 5: Bài đọc: Thằn lằn và Tắc kè. Câu hỏi: Thằn lằn xanh và tắc kè đã tự giới thiệu những gì trong lần đầu gặp gỡ? Trả lời: Trong lần đầu gặp gỡ, hai nhân vật đã tự giới thiệu như sau: Thằn lằn xanh: "Chào cậu! Tớ là thằn lằn xanh. Tớ thích đi kiếm thức ăn vào ban ngày." Tắc kè: "Chào cậu! Tớ là tắc kè. Tớ thích đi kiếm thức ăn vào buổi tối." Đề 6: Bài đọc: Thằn lằn và Tắc kè. Câu hỏi: Vì sao hai bạn muốn đổi cuộc sống cho nhau? Trả lời: Hai bạn muốn đổi cuộc sống cho nhau vì đều cảm thấy thích thú về cuộc sống của bạn Đề 7: Bài đọc: Những bức chân dung Câu hỏi: Tìm câu văn nêu nhận xét về hai bức chân dung của Bông Tuyết và Mắt Xanh.
  14. Trả lời: Câu văn nêu nhận xét về hai bức chân dung của Bông Tuyết và Mắt Xanh là: "Hai bức chân dung thực sự là hai tác phẩm nghệ thuật, bởi người trong tranh được vẽ rất đẹp và rất giống người thật." Đề 8: Bài đọc: Những bức chân dung Câu hỏi: Điều gì khiến các cô bé nhận ra Màu Nước nói đúng? Trả lời: Khi xếp các bức tranh cạnh nhau, thấy thật khó để nhận ra đâu là chân dung của mình, các cô bé mới hiểu rằng Màu Nước nói đúng Đề 9: Bài đọc : Những vết đinh Câu hỏi: Người cha dạy con trai kiềm chế tính nóng nảy bằng cách nào? Trả lời: Người cha dạy con trai kiềm chế tính nóng nảy bằng cách đưa cho cậu một túi đinh và bảo: "Mỗi lần con cáu kỉnh với ai, con hãy đóng một cái đinh lên hàng rào gỗ." Đề 10: Bài đọc : Những vết đinh Câu hỏi: Khi cậu bé đã kiềm chế được tính nóng nảy, người cha bảo cậu làm gì? Trả lời: Khi cậu bé đã kiềm chế được tính nóng nảy, người cha bảo cậu "Sau một ngày mà con không hề cáu giận ai, con hãy nhổ một cái đinh ra khỏi hàng rào." Đề 11: Bài đọc : Vệt phấn trên mặt bàn Câu hỏi: Những đặc điểm nào của người bạn mới khiến Minh chú ý? Trả lời: Những đặc điểm của người bạn mới khiến Minh chú ý là: có cái tên rất ngộ: Thi Ca; mái tóc xù lông nhím của bạn Đề 12: Bài đọc : Vệt phấn trên mặt bàn Câu hỏi: Khi cô giáo cho biết Thi Ca phải vào bệnh viện, Minh đã nhớ lại những gì? Trả lời: Khi cô giáo cho biết Thi Ca phải vào bệnh viện, Minh đã nhớ lại ánh mắt buồn của bạn lúc nhìn Minh vạch đường phấn trắng và rất ân hận về điều mình làm Lưu ý: Học sinh có thể trả lời theo cách diễn đạt của các em nhưng đảm bảo đúng trọng tâm câu hỏi vẫn tính điểm. II. HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ: Đọc thành tiếng (4 điểm) Tiêu chuẩn Điểm 1/ Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch, lưu loát. 0,5 điểm - Đọc ngắt nghỉ, đánh vần trừ 0.25đ, / 0,5 điểm sai 4 đến 5 tiếng trừ 0,25 điểm 2/ Ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu, thể hiện khá - Ngắt nghỉ hơi không đúng từ hai đến 3 / 0,5điểm tốt giọng của nhân vật, hoặc biểu cảm phù 0,5 điểm dấu trừ 0,25 điểm, đọc không đúng giọng hợp với nội dung. nhân vật, giọng không biểu cảm trừ 0,25 điểm 3/ Tốc độ đảm bảo yêu cầu. ( Khoảng 75 -80 0,5 điểm - Đọc vượt quá thời gian quy định trừ 0,25 / 0,5 điểm tiếng / phút) điểm 4/ Trả lời đúng câu hỏi trong đoạn đọc - Căn cứ vào nội dung giáo viên trừ điểm. /0,5 điểm 0,5 điểm Cộng 2 điểm / 2 điểm