Tổng hợp 12 đề kiểm tra định kỳ giữa học kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 4 (Phần Đọc thành tiếng) - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Tam Thôn Hiệp (Có đáp án)

Bài đọc: Những vết đinh

Có một cậu bé nọ tính hay cáu kỉnh. Cha cậu bèn đưa cho cậu một túi đinh và bảo:
- Mỗi lần con cáu kỉnh với ai, con hãy đóng một cái đinh lên hàng rào gỗ.
Ngày đầu tiên, cậu bé đã đóng 15 cái đinh lên hàng rào. Nhưng sau vài tuần, cậu đã biết kiềm chế những cơn nóng giận, số đinh cậu đóng trên hàng rào ngày một ít đi.

Mai Văn Khôi ( Truyện đọc lớp 4,2018) Trang 15 Tiếng Việt lớp 4 Cánh Diều tập 1

Trả lời câu hỏi:
* Người cha dạy con trai kiềm chế tính nóng nảy bằng cách nào?

docx 14 trang Mạnh Đạt 20/01/2024 2220
Bạn đang xem tài liệu "Tổng hợp 12 đề kiểm tra định kỳ giữa học kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 4 (Phần Đọc thành tiếng) - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Tam Thôn Hiệp (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxtong_hop_12_de_kiem_tra_dinh_ky_giua_hoc_ky_i_mon_tieng_viet.docx

Nội dung text: Tổng hợp 12 đề kiểm tra định kỳ giữa học kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 4 (Phần Đọc thành tiếng) - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Tam Thôn Hiệp (Có đáp án)

  1. Thứ ngày tháng năm 2023 TRƯỜNG TIỂU HỌC TAM THÔN HIỆP KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2023– 2024 HỌ VÀ TÊN: MÔN: TIẾNG VIỆT 4 (Đọc thành tiếng) HỌC SINH LỚP: Giám thị 1: Giám thị 2: Điểm Giám khảo nhận xét bài đọc của học sinh . Giám khảo 1: . Giám khảo 2: Đề 1 Bài đọc: Những vết đinh Có một cậu bé nọ tính hay cáu kỉnh. Cha cậu bèn đưa cho cậu một túi đinh và bảo: - Mỗi lần con cáu kỉnh với ai, con hãy đóng một cái đinh lên hàng rào gỗ. Ngày đầu tiên, cậu bé đã đóng 15 cái đinh lên hàng rào. Nhưng sau vài tuần, cậu đã biết kiềm chế những cơn nóng giận, số đinh cậu đóng trên hàng rào ngày một ít đi. Mai Văn Khôi ( Truyện đọc lớp 4,2018) Trang 15 Tiếng Việt lớp 4 Cánh Diều tập 1 Trả lời câu hỏi: * Người cha dạy con trai kiềm chế tính nóng nảy bằng cách nào?
  2. Thứ ngày tháng . năm 2023 TRƯỜNG TIỂU HỌC TAM THÔN HIỆP KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2023– 2024 HỌ VÀ TÊN: MÔN: TIẾNG VIỆT 4 (Đọc thành tiếng) HỌC SINH LỚP: Giám thị 1: Giám thị 2: Điểm Giám khảo nhận xét bài đọc của học sinh . Giám khảo 1: . Giám khảo 2: Đề 2 Bài đọc: Những vết đinh Đến một hôm, cậu đã không còn cáu giận với ai trong suốt cả ngày. Cậu thưa với cha. Người cha bảo: - Sau một ngày mà con không hề cáu giận ai, con hãy nhổ một cái đinh ra khỏi hàng rào. Rồi đến một hôm cậu bé hãnh diện khoe với cha rằng không còn một cái đinh nào trên hàng rào. Cha liền dẫn cậu đến bên hàng rào, bảo: - Con đã làm mọi việc rất tốt. Mai Văn Khôi ( Truyện đọc lớp 4,2018) Trang 15 Tiếng Việt lớp 4 Cánh Diều tập 1 Trả lời câu hỏi: * Khi cậu bé đã kiềm chế được tính nóng nảy, người cha bảo cậu làm gì?
  3. Thứ ngày tháng năm 2023 TRƯỜNG TIỂU HỌC TAM THÔN HIỆP KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2023– 2024 HỌ VÀ TÊN: MÔN: TIẾNG VIỆT 4 (Đọc thành tiếng) HỌC SINH LỚP: Giám thị 1: Giám thị 2: Điểm Giám khảo nhận xét bài đọc của học sinh . Giám khảo 1: . Giám khảo 2: Đề 3 Bài đọc: Cô giáo nhỏ Đã hơn một tháng nay, hễ tôi hỏi đến cuốn truyện tranh Giên mượn, em lại lúng búng: “Xin lỗi cô, em quên mang theo. Cô đừng báo với nhà trường ạ”. Giên gọi là trường nhưng thực chất đây chỉ là lớp dạy chữ miễn phí ở một vùng quê châu Phi hẻo lánh. Đa số trẻ em ở đây phải ở nhà bế em, nấu nướng hoặc ra đồng giúp cha mẹ. Theo Khánh Linh ( Báo Người lao động) Trang 26 Tiếng Việt lớp 4 Cánh Diều Tập 1 Trả lời câu hỏi: * Trường học của Giên ở đâu? Ngôi trường này có gì đặc biệt?
  4. Thứ ngày tháng năm 2023 TRƯỜNG TIỂU HỌC TAM THÔN HIỆP KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2023– 2024 HỌ VÀ TÊN: MÔN: TIẾNG VIỆT 4 (Đọc thành tiếng) HỌC SINH LỚP: Giám thị 1: Giám thị 2: Điểm Giám khảo nhận xét bài đọc của học sinh . Giám khảo 1: . Giám khảo 2: Đề 4 Bài đọc: Cô giáo nhỏ Mất hai giờ đồng hồ vượt qua những quãng đồng vắng, tối tăm, tôi mới tìm đến được xóm nhà Giên. Tới sát cánh cửa đan bằng thân sậy khép hờ, tôi nghe thấy những tiếng ê a đánh vần. Tôi nhìn qua khe cửa. Khoảng sáu, bảy đứa trẻ ngồi quanh bếp lửa. Cạnh chúng là một phụ nữ trẻ và một bà lão. Hai người lớn chụm môi cố vật lộn với mấy từ khó. Theo Khánh Linh ( Báo Người lao động) Trang 26 Tiếng Việt lớp 4 Cánh Diều Tập 1 Trả lời câu hỏi: * Cô giáo đã chứng kiến việc gì lúc đến nhà Giên?
  5. Thứ ngày tháng năm 2023 TRƯỜNG TIỂU HỌC TAM THÔN HIỆP KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2023– 2024 HỌ VÀ TÊN: MÔN: TIẾNG VIỆT 4 (Đọc thành tiếng) HỌC SINH LỚP: Giám thị 1: Giám thị 2: Điểm Giám khảo nhận xét bài đọc của học sinh . Giám khảo 1: . Giám khảo 2: Đề 5 455 Bài đọc: Con vẹt xanh Một hôm, trong vườn nhà Tú xuất hiện một con vẹt nhỏ bị thương ở cánh. Thương vẹt, Tú chăm sóc nó rất cẩn thận. Anh của Tú bảo, vẹt có thể bắt chước tiếng người nên Tú rất háo hức được nghe nó nói. Đi học về, Tú chạy đến bên con vẹt nhỏ. Nhận ra Tú, vẹt nhảy nhót há mỏ đòi ăn. Tú vừa cho ăn, vừa nói với nó như nựng trẻ con: - Vẹt à, dạ! (Theo Lý Lan) Trang 56 Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Tập 1 Trả lời câu hỏi: * Tú đã làm gì khi thấy con vẹt bị thương trong vườn nhà?
  6. Thứ ngày tháng năm 2023 TRƯỜNG TIỂU HỌC TAM THÔN HIỆP KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2023– 2024 HỌ VÀ TÊN: MÔN: TIẾNG VIỆT 4 (Đọc thành tiếng) HỌC SINH LỚP: Giám thị 1: Giám thị 2: Điểm Giám khảo nhận xét bài đọc của học sinh . Giám khảo 1: . Giám khảo 2: Đề 6 Bài đọc: Con vẹt xanh Hôm sau, mấy đứa bạn tới nhà. Tú hãnh diện gọi: - Vẹt à, dạ! Vẹt đáp the thé: - Cái gì? Các bạn ngạc nhiên thích thú, cười ầm lên. Tú nghiêm mặt: - Anh chăm sóc vẹt cực khổ, vậy mà anh gọi, vẹt trả lời cái gì à? Các bạn cười bò, tranh nhau gọi vẹt. Nhưng Tú sửng sốt ngồi lặng thinh. Tú nhớ lại bao lần anh gọi, Tú đã trả lời “Cái gì?” (Theo Lý Lan) Trang 56 Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Tập 1 Trả lời câu hỏi: * Khi Tú gọi vẹt, vẹt trả lời thế nào?
  7. Thứ ngày tháng năm 2023 TRƯỜNG TIỂU HỌC TAM THÔN HIỆP KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2023– 2024 HỌ VÀ TÊN: MÔN: TIẾNG VIỆT 4 (Đọc thành tiếng) HỌC SINH LỚP: Giám thị 1: Giám thị 2: Điểm Giám khảo nhận xét bài đọc của học sinh . Giám khảo 1: . Giám khảo 2: Đề 7 Bài đọc: Một người chính trực Tô Hiến Thành nổi tiếng là người chính trực. Năm 1175, vua Lý Anh Tông mất, di chiếu cho Tô Hiến Thành phò thái tử Long Cán, con thái hậu họ Đỗ lên ngôi. Nhưng Chiêu Linh thái hậu lại muốn lập con mình là Long Xưởng. Bà cho người đem vàng bạc đút lót vợ Tô Hiến Thành để nhờ ông giúp đỡ. Tô Hiến Thành nhất định không nghe, cứ theo di chiếu lập Long Cán làm vua. Theo Quỳnh Cư, Đỗ Đức Hùng Trang 38 Tiếng Việt lớp 4 Cánh Diều Tập 1 Trả lời câu hỏi: * Tô Hiến Thành đã thể hiện sự chính trực như thế nào trong việc thực hiện di chiếu của vua Lý Anh Tông?
  8. Thứ ngày tháng . năm 2023 TRƯỜNG TIỂU HỌC TAM THÔN HIỆP KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2023– 2024 HỌ VÀ TÊN: MÔN: TIẾNG VIỆT 4 (Đọc thành tiếng) HỌC SINH LỚP: Giám thị 1: Giám thị 2: Điểm Giám khảo nhận xét bài đọc của học sinh . Giám khảo 1: . Giám khảo 2: Đề 8 Bài đọc: Một người chính trực Phò tá Cao Tông được 4 năm, Tô Hiến Thành lâm bệnh nặng. Quan tham tri chính sự là Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh. Còn gián nghị đại phu Trần Trung Tá do bận nhiều việc nên không mấy khi tới thăm ông. Một hôm, Đỗ thái hậu và vua tới thăm ông, hỏi: – Nếu chẳng may ông mất thì ai là người sẽ thay ông? Ông đáp: – Có gián nghị đại phu Trần Trung Tá. Theo Quỳnh Cư, Đỗ Đức Hùng Trang 38 Tiếng Việt lớp 4 Cánh Diều Tập 1 Trả lời câu hỏi: * Khi Tô Hiến Thành lâm bệnh nặng, ai là người chăm sóc ông?
  9. Thứ ngày tháng năm 2023 TRƯỜNG TIỂU HỌC TAM THÔN HIỆP KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2023– 2024 HỌ VÀ TÊN: MÔN: TIẾNG VIỆT 4 (Đọc thành tiếng) HỌC SINH LỚP: Giám thị 1: Giám thị 2: Điểm Giám khảo nhận xét bài đọc của học sinh . Giám khảo 1: . Giám khảo 2: Đề 9 Bài đọc: Vệt phấn trên mặt bàn Lớp Minh có thêm học sinh mới. Đó là một cô bạn có cái tên rất ngộ: Thi Ca. Cô giáo xếp Thi Ca ngồi ngay cạnh Minh. Minh tò mò ngó mái tóc xù lông nhím của bạn, định bụng sẽ làm quen với “người hàng xóm” mới. Nhưng cô bạn tóc xù toàn làm Minh bực mình. Trong lúc Minh nắn nót từng chữ thì hai cái cùi chỏ đụng nhau làm chữ nhảy lên, rớt khỏi dòng. Theo Nguyễn Thị Kim Hòa Trang 13 Tiếng Việt lớp 4 Cánh Diều Tập 1 Trả lời câu hỏi: * Những đặc điểm nào của người bạn mới khiến Minh chú ý?
  10. Thứ ngày tháng . năm 2023 TRƯỜNG TIỂU HỌC TAM THÔN HIỆP KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2023– 2024 HỌ VÀ TÊN: MÔN: TIẾNG VIỆT 4 (Đọc thành tiếng) HỌC SINH LỚP: Giám thị 1: Giám thị 2: Điểm Giám khảo nhận xét bài đọc của học sinh . Giám khảo 1: . Giám khảo 2: Đề 10 Bài đọc: Vệt phấn trên mặt bàn Tất cả rắc rối là do Thi Ca viết tay trái. Hai, ba lần, Minh phải kêu lên: - Bạn xê ra chút coi! Đụng tay mình rồi nè! Tới lần thứ tư, Minh lấy phấn kẻ một đường chia đôi mặt bàn: - Đây là ranh giới. Bạn không được để tay thò qua chỗ mình nhé! Thi Ca nhìn đường phấn trắng, gương mặt thoáng buồn. Đường ranh giới cứ thế tồn tại trên mặt bàn hết một tuần. Theo Nguyễn Thị Kim Hòa Trang 13 Tiếng Việt lớp 4 Cánh Diều Tập 1 Trả lời câu hỏi: * Minh dùng phấn kẻ một đường chia đôi mặt bàn để làm gì?
  11. Thứ ngày tháng năm 2023 TRƯỜNG TIỂU HỌC TAM THÔN HIỆP KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2023– 2024 HỌ VÀ TÊN: MÔN: TIẾNG VIỆT 4 (Đọc thành tiếng) HỌC SINH LỚP: Giám thị 1: Giám thị 2: Điểm Giám khảo nhận xét bài đọc của học sinh . Giám khảo 1: . Giám khảo 2: Đề 11 Bài đọc: Những hạt thóc giống Ngày xưa có một ông vua cao tuổi muốn tìm người nối ngôi. Vua ra lệnh phát cho mỗi người dân một thúng thóc về gieo trồng và giao hẹn: Ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt. Có một chú bé mồ côi tên là Chôm nhận thóc về, dốc công chăm sóc mà thóc vẫn chẳng nảy mầm. Truyện dân gian Khmer Trang 41 Tiếng Việt lớp 4 Cánh Diều Tập 1 Trả lời câu hỏi: * Nhà vua tìm người nối ngôi bằng cách nào?
  12. Thứ ngày tháng . năm 2023 TRƯỜNG TIỂU HỌC TAM THÔN HIỆP KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2023– 2024 HỌ VÀ TÊN: MÔN: TIẾNG VIỆT 4 (Đọc thành tiếng) HỌC SINH LỚP: Giám thị 1: Giám thị 2: Điểm Giám khảo nhận xét bài đọc của học sinh . Giám khảo 1: . Giám khảo 2: Đề 12 Bài đọc: Những hạt thóc giống Đến vụ thu hoạch, mọi người nô nức chở thóc về kinh thành nộp cho nhà vua. Chôm lo lắng đến trước vua quỳ tâu: – Tâu bệ hạ! Con không làm sao cho thóc này nảy mầm được. Mọi người đều sững sờ vì lời thú tội của Chôm. Nhưng nhà vua đã đỡ chú bé đứng dậy. Ngài hỏi còn ai để chết thóc giống không. Không ai trả lời. Truyện dân gian Khmer Trang 41 Tiếng Việt lớp 4 Cánh Diều Tập 1 Trả lời câu hỏi: * Vì sao đến vụ thu hoạch, cậu bé Chôm không nộp được thóc cho nhà vua?
  13. HƯỚNG DẪN KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ ĐỌC THÀNH TIẾNG TIẾNG VIỆT LỚP 4 GIỮA HỌC KỲ 1 – NĂM HỌC 2023-2024 I. HƯỚNG DẪN KIỂM TRA A. Bài đọc - Giáo viên phát phiếu cho học sinh chuẩn bị trước 3 phút. Sau đó, gọi học sinh bốc thăm chọn bài, giáo viên đưa phiếu của mình yêu cầu học sinh đọc trong thời gian 75-80/1 phút. - Giáo viên dùng phiếu học sinh để ghi kết quả đánh giá. Tiếng nào học sinh đọc sai, giáo viên gạch chéo (/), cuối cùng tổng hợp lại để tính điểm. B. Trả lời câu hỏi - Khi đọc xong, học sinh trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên chọn: Đề 1: Bài đọc: Những vết đinh Câu hỏi: Người cha dạy con trai kiềm chế tính nóng nảy bằng cách nào? Trả lời: Người cha dạy con trai kiềm chế tính nóng nảy bằng cách đưa cho cậu một túi đinh và bảo: "Mỗi lần con cáu kỉnh với ai, con hãy đóng một cái đinh lên hàng rào gỗ." Đề 2: Bài đọc: Những vết đinh Câu hỏi: Khi cậu bé đã kiềm chế được tính nóng nảy, người cha bảo cậu làm gì? Trả lời: Khi cậu bé đã kiềm chế được tính nóng nảy, người cha bảo cậu "Sau một ngày mà con không hề cáu giận ai, con hãy nhổ một cái đinh ra khỏi hàng rào." Đề 3: Bài đọc: Cô giáo nhỏ Câu hỏi: Trường học của Giên ở đâu? Ngôi trường này có gì đặc biệt? Trả lời: Giên gọi là trường nhưng thực chất đây chỉ là lớp dạy chữ miễn phí ở một vùng quê châu Phi hẻo lánh. Đề 4: Bài đọc: Cô giáo nhỏ Câu hỏi: Cô giáo đã chứng kiến việc gì lúc đến nhà Giên? Trả lời: Khoảng sáu, bảy đứa trẻ ngồi quanh bếp lửa. Cạnh chúng là một phụ nữ trẻ và một bà lão. Hai người lớn chụm môi cố vật lộn với mấy từ khó. Đề 5: Bài đọc: Con vẹt xanh Câu hỏi: Tú đã làm gì khi thấy con vẹt bị thương trong vườn nhà? Trả lời: Tú chăm sóc nó rất cẩn thận. Đề 6: Bài đọc: Con vẹt xanh Câu hỏi: Khi Tú gọi vẹt, vẹt trả lời thế nào? Trả lời: Vẹt trả lời Cái gì? Đề 7: Một người chính trực Câu hỏi: Tô Hiến Thành đã thể hiện sự chính trực như thế nào trong việc thực hiện di chiếu của vua Lý Anh Tông? Trả lời: Tô Hiến Thành đã thể hiện sự chính trực trong việc thực hiện di chiếu của vua Lý Anh Tông như sau: Dù được Chiêu Linh thái hậu đút lót nhiều vàng bạc, nhưng Tô Hiến Thành nhất định không nghe, cứ theo di chiếu lập Long Cán làm vua Đề 8: Một người chính trực Câu hỏi: Khi Tô Hiến Thành lâm bệnh nặng, ai là người chăm sóc ông?
  14. Trả lời: Quan tham tri chính sự là Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh. Đề 9: Bài đọc : Vệt phấn trên mặt bàn Câu hỏi: Những đặc điểm nào của người bạn mới khiến Minh chú ý? Trả lời: Những đặc điểm của người bạn mới khiến Minh chú ý là: • Có cái tên rất ngộ: Thi Ca. • Mái tóc xù lông nhím của bạn Đề 10: Bài đọc : Vệt phấn trên mặt bàn Câu hỏi: Minh dùng phấn kẻ một đường chia đôi mặt bàn để làm gì? Trả lời: Minh dùng phấn kẻ một đường chia đôi mặt bàn để tạo ranh giới giữa Minh và Thi Ca. Từ đó, cô bạn không được phép lại gần, lấn sang phần bàn của Minh. Đề 11: Bài đọc : Những hạt thóc giống Câu hỏi: Nhà vua tìm người nối ngôi bằng cách nào? Trả lời: Vua ra lệnh phát cho mỗi người dân một thúng thóc về gieo trồng và giao hẹn: Ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt. Đề 12: Bài đọc: Những hạt thóc giống Câu hỏi: Vì sao đến vụ thu hoạch, câu bé Chôm không nộp được thóc cho nhà vua? Trả lời: Vì thóc không nảy mầm. Lưu ý: Học sinh có thể trả lời theo cách diễn đạt của các em nhưng đảm bảo đúng trọng tâm câu hỏi vẫn tính điểm. II. HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ: Đọc thành tiếng (2 điểm) Tiêu chuẩn Điểm 1/ Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch, lưu loát. 0,5 điểm - Đọc ngắt nghỉ, đánh vần trừ 0.25đ, / 0,5 điểm sai 4 đến 5 tiếng trừ 0,25 điểm 2/ Ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu, thể hiện khá - Ngắt nghỉ hơi không đúng từ hai đến 3 / 0,5 điểm tốt giọng của nhân vật, hoặc biểu cảm phù 0,5 điểm dấu trừ 0,25 điểm, đọc không đúng giọng hợp với nội dung. nhân vật, giọng không biểu cảm trừ 0,25 điểm 3/ Tốc độ đảm bảo yêu cầu. ( Khoảng 75 -80 0,5 điểm - Đọc vượt quá thời gian quy định trừ 0,25 / 0,5 điểm tiếng / phút) điểm 4/ Trả lời đúng câu hỏi trong đoạn đọc - Căn cứ vào nội dung giáo viên trừ điểm. /0,5 điểm 0,5 điểm Cộng 2 điểm / 2 điểm