Tổng hợp 46 đề thi trắc nghiệm môn Tiếng Việt Lớp 4 - Trường Tiểu học Đồng Hòa (Có đáp án)

Dựa vào nội dungbài đọc “DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU” chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây.

  1. Tác giả của bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu là ai?
    1. Tô Hoài.
    2. Trần Đăng Khoa.
    3. Dương Thuấn.
  2. Chi tiết nào trong bài cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt?
    1. Đã bé lại gầy yếu quá, người bự những phấn, như mới lột.
    2. Hai cánh mỏng như cánh bướm non, lại ngắn chùn chùn.
    3. Cả hai ý trên đều đúng.
  3. Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp, đe doạ như thế nào?
    1. Mấy lần bọn nhện đã đánh chị Nhà Trò.
    2. Chăng tơ ngang đường đe bắt, doạ vặt chân, vặt cánh, ăn thịt Nhà Trò.
    3. Cả hai ý trên đều đúng.
  4. Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn?
  5. Em đừng sợ. Hãy trở về cùng tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khoẻ ăn hiếp yếu.
  6. Dắt Nhà Trò đi tới chỗ mai phục của bọn nhện.
  7. Cả hai ý trên đều đúng.
  8. Tác phẩm trên thuộc chủ đề nào?
    1. Thương người như thể thương thân.
    2. Măng mọc thẳng.
    3. Trên đôi cánh ước mơ.
  9. Câu tục ngữ dưới đây có bao nhiêu tiếng?

Dù ai nói ngả nói nghiêng

Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân

  1. 12 tiếng
  2. 14 tiếng
  3. 16 tiếng.
doc 65 trang Mạnh Đạt 27/05/2024 1500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tổng hợp 46 đề thi trắc nghiệm môn Tiếng Việt Lớp 4 - Trường Tiểu học Đồng Hòa (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • doctong_hop_46_de_thi_trac_nghiem_mon_tieng_viet_lop_4_truong_t.doc

Nội dung text: Tổng hợp 46 đề thi trắc nghiệm môn Tiếng Việt Lớp 4 - Trường Tiểu học Đồng Hòa (Có đáp án)

  1. VĂN- TIẾNG VIỆT TN LỚP 4 ĐỀ SỐ 1 Dựa vào nội dungbài đọc “DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU” chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây. 1. Tác giả của bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu là ai? a. Tô Hoài. b. Trần Đăng Khoa. c. Dương Thuấn. 2. Chi tiết nào trong bài cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt? a. Đã bé lại gầy yếu quá, người bự những phấn, như mới lột. b. Hai cánh mỏng như cánh bướm non, lại ngắn chùn chùn. c. Cả hai ý trên đều đúng. 3. Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp, đe doạ như thế nào? a. Mấy lần bọn nhện đã đánh chị Nhà Trò. b. Chăng tơ ngang đường đe bắt, doạ vặt chân, vặt cánh, ăn thịt Nhà Trò. c. Cả hai ý trên đều đúng. 4. Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn? a. Em đừng sợ. Hãy trở về cùng tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khoẻ ăn hiếp yếu. b. Dắt Nhà Trò đi tới chỗ mai phục của bọn nhện. c. Cả hai ý trên đều đúng. 5. Tác phẩm trên thuộc chủ đề nào? a. Thương người như thể thương thân. b. Măng mọc thẳng. c. Trên đôi cánh ước mơ. 6. Câu tục ngữ dưới đây có bao nhiêu tiếng? “Dù ai nói ngả nói nghiêng Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân” a. 12 tiếng b. 14 tiếng c. 16 tiếng. 7. Trong câu tục ngữ trên, tiếng nào không có đủ bộ phận giống tiếng “nói”? a. Lòng. b. Như. c. Vững. ĐÁP ÁN ĐỀ 1 Câu 1 2 3 4 5 6 7 ý đúng a c c c a b b - 1 -
  2. ĐỀ SỐ 2 Dựa vào nội dungbài đọc “DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU” (tiếp theo) chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây. 1. Những chi tiết nào trong bài cho thấy trận địa mai phục của bọn nhện rất đáng sợ? a. Chăng từ bên nọ sang bên kia đường biết bao tơ nhện. b. Các khe đá chung quanh, lủng củng những nhện là nhện. c. Cả hai ý trên đều đúng. 2. Câu nói nào dưới đây là lời của Dế Mèn khi gặp bọn nhện? a. Ai đứng chóp bu bọn này? Ra đây ta nói chuyện. b. Ai đứng đầu bọn này? Ra đây ta nói chuyện. c. Ai cầm đầu bọn này? Ra đây ta nói chuyện. 3. Chi tiết nào trong bài miêu tả vị chúa trùm nhà nhện khi ra gặp Dế Mèn? a. Cong chân nhảy ra, trông cũng đanh đá, nặc nô lắm. b. Cong chân nhảy ra, trông rất dữ tợn. c. Cong chân nhảy ra, phóng càng đạp phanh phách ra oai. 4. Khi thấy Dế Mèn ra oai, vị chúa trùm nhà nhện có hành động như thế nào? a. Cong chân nhảy ra, phóng càng đạp phanh phách vào người Dế Mèn. b. Co rúm lại rồi cứ rập đầu xuống đất như chày giã gạo. c. Đứng sừng sững chắn lối đi của Dế Mèn. 5. Với hành động “bênh vực kẻ yếu” Dế Mèn xứng đáng nhận danh hiệu nào? a. Dũng sĩ. b. Hiệp sĩ. c. Võ sĩ. 6. Từ ngữ nào trái nghĩa với từ “đoàn kết”? a. Hoà bình. b. Chia rẽ. c. Thương yêu. 7. Tiếng “nhân” trong từ nào dưới đây có nghĩa là người? a. Nhân tài. b. Nhân từ. c. Nhân ái. ĐÁP ÁN ĐỀ 2 Câu 1 2 3 4 5 6 7 ý đúng c a a b b b a - 2 -
  3. ĐỀ SỐ 3 Dựa vào nội dung bài đọc “TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH”, chọn ý đúng trong câu trả lời dưới đây. 1. Ai là tác giả bài thơ “Truyện cổ nước mình”? a. Phan Thị Thanh Nhàn. b. Lâm Thị Mỹ Dạ. c. Trần Đăng Khoa. 2. Câu thơ nào trong bài thơ mở đầu bài “Truyện cổ nước mình”? a. Tôi nghe truyện cổ thầm thì. b. Vừ nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa c. Tôi yêu truyện cổ nước tôi. 3. Vì sao tác giả yêu truyện cổ nước nhà? a. Vì truyện cổ truyền cho đời sau nhiều bài học quý báu của cha ông: nhân hậu, đùm bọc, ở hiền, thương người b. Vì truyện cổ giúp ta nhận ra những phẩm chất quý báu của cha ông : thông minh, công bằng, độ lượng, c. Cả hai ý trên đều đúng. 4. Bài thơ “Truyện cổ nước mình” gợi đến truyện cổ tích nào? a. Tấm Cám. b. Thánh Gióng. c. Sọ Dừa. 5. Câu thơ “Tôi nghe truyện kể thầm thì” tác giả nhân hoá “ truyện cổ” bằng cách nào? a. Dùng từ vốn chỉ hoạt động của con người để nói về truyện cổ. b. Nói với truyện cổ như nói với người. c. Gọi truyện cổ bằng từ vốn để gọi người. 6. Dấu hai chấm trong chuỗi câu sau có tác dụng gì? “Tôi cất tiếng hỏi lớn: - Ai đúng chóp ba bọn này? Ra đây ta nói chuyện”. a. Để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật. b. Báo hiệu bộ phận đứng sau giải thích cho bộ phận đứng trước. c. Báo hiệu một sự liệt kê. 7. Dấu hai chấm trong chuỗi câu sau có tác dụng gì? “Cô hỏi: “sao trò không chịu làm bài” Nó cứ làm thinh, mãi sau nó mới bảo “thưa cô, con không có ba””. a. Để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật. b. Báo hiệu bộ phận đứng sau giải thích cho bộ phận đứng trước. c. Báo hiệu một sự liệt kê. ĐÁP ÁN ĐỀ 3 Câu 1 2 3 4 5 6 7 ý đúng b c c a b a a - 3 -
  4. ĐỀ SỐ 4 Dựa vào nội dung bài đọc “THƯ THĂM BẠN”, chọn ý đúng trong câu trả lời dưới đây. 1. Bức thư thăm bạn được viết vào thời gian nào? a. 5 – 8 – 2000. b. 8 – 5 – 2000. c. 15 – 8 – 2000. 2. Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì? a. Để hỏi thăm sức khoẻ. b. Để chia buồn. c. Để báo tin cho các bạn biết ba bạn Hồng hi sinh. 3. Những câu nào trong bài cho thấy bạn Lương rất thông cảm với bạn Hồng? a. Bên cạnh Hồng còn có má, có cô bác và cả những người bạn mới như mình. b. Mình hiểu Hồng đau dớn và thiệt thòi như thế nào khi ba Hồng đã ra đi mãi mãi. c. Mình tin rằng, theo gương ba, Hồng sẽ vượt qua nỗi đau này. 4. Những câu nào trong bài cho thấy bạn Luơng biết cách an ủi bạn Hồng? a. Bên cạnh Hồng còn có má, có cô bác và cả những người bạn mới như mình. b. Riêng mình gởi chô Hồng toàn bộ số tiền mình đã bỏ ống từ mấy năm nay. c. Mình tin rằng, theo gương ba, Hồng sẽ vượt qua nỗi đau này. 5. Tác dụng của dòng kết thúc bức thư là gì? a. Lời chúc của người viết thư giành cho người nhận thư. b. Lời hứa hẹn, chữ ký và họ tên người viết thư. c. Cả hai ý trên đều đúng. 6. Câu sau có bao nhiêu từ đơn? a. 8 từ b. 10 từ c. 12 từ 7. Câu sau có bao nhiêu từ phức? Nhờ bạn giúp đỡ, lại có chí học hành, nhiều năm liền Hạnh là học sinh tiên tiến. a. 4 b. 6 c. 18. ĐÁP ÁN ĐỀ 4 Câu 1 2 3 4 5 6 7 ý đúng a b b a c b a - 4 -
  5. ĐỀ SỐ 38 Dựa vào nội dung bài đọc “ĐƯỜNG ĐI SA PA”, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây. 1. Ai là tác giả của bài văn? a. Nguyễn Phan Hách. b. Trần Đăng Khoa. c. Trần Liên Nguyễn. 2. Sa Pa là địa danh thuộc tỉnh nào? a. Sơn La. b. Lào Cai. c. Điện Biên. 3. Tác giả đến Sa Pa trên con đường nào? a. Đường xuyên Á. b. Đường xuyên huyện. c. Đường xuyên tỉnh. 4. Cảm giác bồng bềnh, huyền ảo được tạo nên do đâu? a. Do những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô. b. Do những đám mây trắng bay trên đỉnh núi. c. Do những đám mây trăng bay sườn núi. 5. Dọc đường lên Sa Pa, tác giả đi bên những cái gì? a. Những thác trắng xoá tựa mây trời. b. Những rừng cây âm âm, những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa. c. Cả hai ý trên đều đúng. 6. Nối ý bên trái với ý bên phải sao cho phù hợp. a. .Hoàng hôn, áp phiên của phiên 1. Cảnh đẹp trên đường chợ thị trấn, người ngựadập dìu lên Sa Pa. trong sương núi tím nhạt. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng Cảnh đẹp trên con b. .nàn, những bông hoa lay ơn đen 2. đường xuyên tỉnh. nhung quý hiếm. Chúng tôi đang đi bên những thác Cảnh đẹp của thị c. .trắng xoá tựa mây trời, những 3 . trấn nhỏ trên đường rừng cây âm âm, những bông hoa lên Sa Pa. chuối rực lên như lửa. Những đám mây trắng nhỏ sà Cảnh đẹp của Sa Pa. d. .xuốngcửa kính ô tô tạo nên cảm 4. giác bồng bềnh huyền ảo. 7. Nội dung chính của bài văn là gì? a. Ca ngợi cảnh đẹp của Sa Pa qua đó thể hiện tình cảm yêu thương bạn bè. b. Ca ngợi cảnh đẹp của Sa Pa qua đó thể hiện tình cảm yêu đất nước. c. Ca ngợi cảnh đẹp của Sa Pa qua đó thể hiện tình cảm yêu mến người thân. - 50 -
  6. 8. Bài văn trên thuộc chủ đề nào? a. Khám phá thế giới. b. Những người quả cảm. c. Tình yêu cuộc sống. 9. Hoạt động nào được gọi là du lịch? a. Đi công tác nước ngoài. b. Đi chơi xa để nghỉ ngơi, ngắm cảnh. c. Đi chơi xa để thăm ông bà. 10. Câu cầu khiến nào phù hợp với tình huống: Em muốn xin bố đi học hè. a. Bố ơi, hè này bố cho con đi học thêm nhé! b. Bố cho con đi học thêm đi! c. Bố cho con đi học trong hè này nghe! ĐÁP ÁN ĐỀ 38 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ý đúng a b c a c a-3; b-4; c-1; d-2 b a b a - 51 -
  7. ĐỀ SỐ 39 Dựa vào nội dung bài đọc “TRĂNG ƠI TỪ ĐÂU ĐẾN?”, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây. 1. Ai là tác giả của bài thơ? a. Nguyễn Phan Hách. b. Trần Đăng Khoa. c. Trần Liên Nguyễn. 2. Bài thơ trên gồm có mấy khổ? a. 5 khổ. b. 6 khổ. c. 7 khổ. 3. Trong hai khổ thơ đầu, trăng được so sánh với những gì? a. Cánh rừng xa, quá chín. b. Biển xanh, mắt cá. c. Quả chín, mắt cá. 4. Câu thơ nào dưới đây miêu tả trăng đến từ biển xanh? a. Trăng tròn như mắt cá. b. Trăng hồng như quả chín. c. Trăng bay như quả bóng. 5. Câu thơ nào dưới đây miêu tả trăng dến từ sân chơi trẻ thơ? a. Và soi vùng góc sân. b. Trăng bay như quả bóng. c. Trăng ơi có nơi nào. 6. Bài thơ thể hiện tình cảm gì của tác giả? a. Tình cảm yêu mến, kính trọng đối với cha mẹ. b. Tình cảm yêu mến, tự hào đối với quê hương đât nước. c. Tình cảm yêu mến, tự hào về các chú bộ đội. 7. Bài thơ có mấy hình ảnh so sánh? a. 2 hình ảnh. b. 3 hình ảnh. c. 4 hình ảnh. 8. Thám hiểm là gì? a. Thăm dò, tìm hiểu những nơi xa lạ khó khăn có thể nguy hiểm. b. Đi chơi xa về nghỉ ngơi, nngắm cảnh. c. Tìm hiểu về đời sống của nơi mình ở. 9. Câu cầu khiến nào dưới đây phù hợp với tình huống: Em muốn xin bố mẹ đi chơi với các bạn? a. Bố ơi, bố cho con đi chơi với các bạn nhé! b. Bố ơi, bố cho con đi chơi với các bạn được không ạ? c. Cả hai ý trên đều đúng. ĐÁP ÁN ĐỀ 39 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 ý đúng b b c a b b b a c - 52 -
  8. ĐỀ SỐ 40 Dựa vào nội dung bài đọc “HƠN MỘT NGHÌN NGÀY VÒNG QUANH THẾ GIỚI”, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây. 1. Đoàn thám hiểm của Ma-gien-lăng xuất phát vào thời gian nào? a. 20 – 9 – 1519 b. 20 – 9 – 1591 c. 20 – 9 – 1159 2. Đoàn thám hiểm của Ma-gien-lăng xuất phát từ đâu? a. Từ cửa biển Đại Tây Dương. b. Từ cửa biển Xê-li-va nước Tây Ban Nha. c. Từ cửa biển Xê-li-va nước Bồ Đào Nha. 3. Mục đích cuộc thám hiểm của Ma-gien-lăng là gì? a. Khám phá con đường trên sông dẫn đến những vùng đất mới. b. Khám phá con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới. c. Khám phá con đường trên biển dẫn đến Thái Bình Dương. 4. Đại Dương đầu tiên đoàn thám hiểm của Ma-gien-lăng vượt qua là gì? a. Thái Bình Dương. b. Ấn Độ Dương. c. Đại Tây Dương. 5. Đoàn thám hiểm đã gặp những khó khăn gì dọc đường? a. Đi mãi chẳng thấy bờ, thức ăn đã cạn, nước ngọt hết sạch, thuỷ thủ phải phải uống nước tiểu, ninh nhừ giày và thắt lưng da để ăn. b. Mỗi ngày đoàn thám hiểm có vài người chết phải ném xác xuống biển. c. Cả hai ý trên đều đúng. 6. Đoàn thám hiểm của Ma-gien-lăng đi theo hành trình nào? a. Châu Âu – Đại Tây Dương - Châu Mĩ – Thái Bình Dương – Châu Á – Ấn Độ Dương – Châu Âu. b. Châu Âu – Châu Mĩ – Đại Tây Dương - Thái Bình Dương – Châu Á – Ấn Độ Dương – Châu Âu. c. Châu Âu – Đại Tây Dương - Thái Bình Dương – Ấn Độ Dương – Châu Âu. 7. Đoàn thám hiểm cập bến Tây Ban Nha vào thời điểm nào? a. 8-9-1252. b. 8-9-1522. c. 9-8-1522. 8. Hành trình của đoàn thám hiểm kéo dài bao nhiêu ngày? a. 1081 ngày. b. 1038 ngày. c. 1083 ngày. 9. Nối ý bên trái với ý bên phải sao cho phù hợp. Va li, thiết bị nghe nhạc, lều Các phương tiện giao a.trại, quần áo bơi, đò ăn, nước 1. thông dùng cho chuyến uống tham quan. Phố cổ, bãi biển, hồ, núi, đền, Đồ dùng cần cho tham b.chùa, di tích lịch sử, bảo tàng 2. quan, du lịch. - 53 -
  9. Tàu thuỷ, tàu hoả, ô tô, xe máy, Địa điểm tham quan, du c. 3. xe buýt, xích lô lịch. 10. Câu cảm nào đúng với tình huống sau : Cô giáo ra một bài toán khó, cả lớp chỉ có một bạn làm được. a. Bạn giỏi thật ! b. Bạn siêu thật đấy ! c. Cả hai ý trên đều đúng. ĐÁP ÁN ĐỀ 40 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ý đúng a b b c c a b c a-2; b-3; c-1 c - 54 -
  10. ĐỀ SỐ 41 Dựa vào nội dung bài đọc “DÒNG SÔNG MẶC ÁO”, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây. 1. Ai là tác giả của bài thơ? a. Nguyễn Trọng Tạo. b. Trần Đăng Khoa. c. Thy Ngọc. 2. Dòng sông mặc áo hoa vào buổi nào trong ngày? a. Buổi sáng. b. Buổi trưa. c. Buổi chiều. 3. Dòng sông mặc áo xanh vào buổi nào trong ngày? a. Buổi sáng. b. Buổi trưa. c. Buổi chiều. 4. Dòng sông mặc áo vàng vào buổi nào trong ngày? a. Buổi sáng. b. Buổi trưa. c. Buổi chiều. 5. Dòng sông mặc áo đen vào buổi nào trong ngày? a. Buổi sáng. b. Buổi trưa. c. Buổi đêm. 6. Biện pháp nhân hóa trong bài thơ có tác dụng gì? a. Làm cho hình ảnh dòng sông trở nên gần gũi, thân thuộc. b. Thể hiện được sự thay đổi màu sắc của dòng sông theo thời gian. c. Cả hai ý trên đều đúng. 7. Trong câu thơ “Áo xanh mặc như là mới may”, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? a. Nhân hóa. b. So sánh. c. Cả hai ý trên đều đúng. 8. Trong câu thơ “Dòng sông đã mặc bao giờ áo hoa” tác giả đã nhân hóa dòng sông bằng cách nào? a. Tả dòng sông bằng những từ ngữ chỉ hoạt động của con người. b. Nói với dòng sông như nói với người. c. Gọi dòng sông bằng một từ vốn để gọi người. 9. Câu cảm sau đây dùng để làm gì? Chà, con vẹt có bộ lông mới đẹp làm sao! a. Dùng để bộc lộ cảm xúc vui mừng. b. Dùng để bộc lộ cảm xúc thán phục. c. Dùng để bộc lộ cảm xúc ngạc nhiên. 10. Những câu cảm sau đây bộc lộ cảm xúc gì bằng cách nối? a. Ôi, bạn Hải đến kìa! 1. Cảm xúc ngạc nhiên. b. Ôi, bạn Hải thông minh quá! 2. Cảm xúc đau xót. c. Trời, thật là kinh khủng! 3. Cảm xúc vui mừng. - 55 -
  11. d. Cậu làm tớ bất ngò quá! 4. Cảm xúc thán phục. ĐÁP ÁN ĐỀ 41 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ý đúng a a b c c c c a b a-3; b-4; c-2; d-1 - 56 -
  12. ĐỀ SỐ 42 Dựa vào nội dung bài đọc “ĂNG-CO VÁT”, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây. 1. Ăng-co Vát là công trình như thế nào? a. Là công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam-pu-chia. b. Là công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Thái Lan. c. Là công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Lào. 2. Ăng-co Vát được xây dựng từ khi nào? a. Từ đầu thế kỉ XI. b. Từ đầu thế kỉ XII. c. Từ đầu thế kỉ XIII. 3. Khu đền chính đồ sộ như thế nào? a. Gồm 3 tầng với những ngọn tháp lớn, hành lang dài gần 1500 mét và 398 gian phòng. b. Gồm 3 tầng với những ngọn tháp lớn, hành lang dài gần 1500 mét và 389 gian phòng. c. Gồm 3 tầng với những ngọn tháp lớn, hành lang dài gần 1050 mét và 398 gian phòng. 4. Những tháp lớn được xây dựng bằng gì? a. Dựng bằng đá ong và bọc ngoài bằng đá vôi. b. Dựng bằng đá nhẵn và bọc ngoài bằng đá ong. c. Dựng bằng đá ong và bọc ngoài bằng đá nhẵn. 5. Khu đền quay về hướng nào? a. Đông. b. Tây. c. Bắc. 6. Ăng-co Vát huy hoàng nhất vào lúc nào? a. Lúc bình minh. b. Lúc nửa đêm. c. Lúc hoàng hôn. 7. Trạng ngữ trong câu sau trả lời cho câu hỏi nào? Vì đi học xa. Mỗi tháng bạn Lan chỉ về nhà một lần. a. Khi nào? b. Ở đâu? c. Vì sao? d. Để làm gì? 8. Trạng ngữ trong câu sau xác định điều gì? Ngày nhỏ, tôi là một búp non. a. Nguyên nhân. b. Thời gian. c. Nơi chốn. d. Mục đích. ĐÁP ÁN ĐỀ 42 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 ý đúng a b a c b c c b - 57 -
  13. ĐỀ SỐ 43 Dựa vào nội dung bài đọc “CON CHUỒN NƯỚC”, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây. 1. Ai là tác giả của bài văn? a. Nguyễn Thế Hội. b. Xuân Quỳnh. c. Võ Quảng. 2. Màu vàng trên lưng chú chuồn chuồn nước được miêu tả bằng từ nào? a. Lóng lánh. b. Lấp lánh. c. Lung linh. 3. Bốn cái cánh mỏng của chú chuồn chuồn nước được miêu tả như thế nào? a. Mỏng như giấy quyến. b. Mỏng như lá lúa. c. Mỏng như giấy bóng. 4. Cái đầu và hai con mắt của chú chuồn chuồn nước được so sánh với vật gì? a. Thuỷ tinh. b. Viên ngọc. c. Hạt huyền. 5. Thân của chú chuồn chuồn nước được miêu tả như thế nào? a. Nhỏ và thon vàng như nắng mùa hè. b. Nhỏ và thon vàng như nắng mùa thu. c. Nhỏ và thon vàng như nắng mùa xuân. 6. Từ nào dưới đây được dùng để tả đôi cánh đang khẽrung của chuồn chuồn nước? a. Băn khoăn. b. Phân vân. c. Ngập ngừng. 7. Khi chú chuồn chuồn nước cất cánh bay cao, những cảnh đẹp nào hiện ra dưới tầm cánh của chú? a. Luỹ tre xanh rì rào trong gió, bờ ao với những khóm khoai nước rung rinh. b. Cánh đồng với những đàn trâu thủng thẳng gặm cỏ, dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi. c. Trên tầng cao là đàn cò đang bay, là trời xanh trong và cao vút. 8. Dòng nào dưới đây nêu nội dung chính của bài? a. Miêu tả vẻ đẹp của chuồn chuồn nước và vẻ đẹp của phong cảnh làng quê, qua đó thể hiện tình yêu đối với con chuồn chuồn nước của tác giả. b. Miêu tả vẻ đẹp của con chuồn chuồn nước và vẻ đẹp của làng quê, qua đó thể hiện tình yêu của tác giả với mọi người. c. Miêu tả vẻ đẹp của con chuồn chuồn nước và vẻ đẹp của phong cảnh làng quê, qua đó thể hiện tình yêu quê hương đất nước của tác giả. 9. Trạng ngữ trong câu sau trả lời cho câu hỏi nào? Ngày xưa, có một chàng Mồ Côi được dân tin cậy giao cho việc xử kiện. a. Khi nào? b. Ở đâu? c. Vì sao? d. Để làm gì? - 58 -
  14. 10. Trạng ngữ sau xác định điều gì? Ở chiến trường, bệnh sốt rét hoành hành, đồng bào và chiến sĩ cần có ông. a. Nguyên nhân. b. Nơi chốn. c. Thời gian d. Mục đích. ĐÁP ÁN ĐỀ 43 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ý đúng a b c a b b a c a b - 59 -
  15. ĐỀ SỐ 44 Dựa vào nội dung bài đọc “VƯƠNG QUỐC VẮNG NỤ CƯỜI”, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây. 1. Chi tiết nào trong bài cho thấy cuộc sống ở Vương Quốc nọ rất buồn? a. Buổi sáng, mặt trời không muốn dậy, chim không muốn hót, hoa trong vườn chưa nở đã tàn, gương mặt ai cũng rầu rĩ, héo hon. b. Ngay kinh đô là nơi nhộn nhịp nhất cũng chỉ nghe thấy tiếng ngựa hí, tiếng sỏi đá lạo xạo dưới bánh xe, tiếng gió thở dài trên những mái nhà. c. Cả hai ý trên đều đúng. 2. Vì sao cuộc sống ở Vương Quốc nọ buồn chán? a. Vì dân cư ở đó không biết múa. b. Vì dân cư ở đó không biết cười. c. Vì dân cư ở đó không biết hát. 3. Nhà vua đã làm gì để nhằm thay đổi tình hình? a. Ngài họp triều đình và cử ngay một viên đại thần đi du học, chuyên về môn hát. b. Ngài họp triều đình và cử ngay một viên đại thần đi du học, chuyên về môn múa. c. Ngài họp triều đình và cử ngay một viên đại thần đi du học, chuyên về môn cười. 4. Dòng nào dưới đây miêu tả cảnh triều đình khi vị đại thần đi du học trở về? a. Các quan ỉu xìu, nhà vua thở dài sườn sượt. b. Không khí triều đình thật là ảo não. c. Cả hai ý trên đều đúng. 5. Viên thị về tâu với nhà vua điều gì? a. Thần vừa tóm được một kẻ đang hát véo von ngoài đường. b. Thần vừa tóm được một kẻ đang cười sằng sặc ngoài đường. c. Thần vừa tóm được một kẻ đang múa ngoài đường. 6. Khi nghe lời tâu của viên thị, thái độ của nhà vua thế nào? a. Phấn khởi. b. Vui mừng. c. Háo hức. 7. Trong mắt của triều thần, cậu bé là người thế nào? a. Dũng cảm. b. Phi thường. c. Gan dạ. 8. Cậu bé phát hiện ra chuyện buồn cười ở đâu? a. Trong cung đình. b. Ngay xung quanh cậu. c. Cả hai ý trên đều đúng. 9. Trong đoạn văn dưới đây có mấy câu có trạng ngữ? Ngày xửa, ngày xưa, có một vương quốc buồn chán kinh khủng chỉ vì dân ở đó không ai biết cười. Nói chính xác là chỉ có rất ít trẻ con cười được, còn người lớn thì hoàn toàn không. Buổi sáng mặt trời không muốn dậy, chim không muốn hót, hoa trong vườn chưa nở đã tàn. a. 1. b. 2. c. 3. 10. Trạng ngữ trong câu sau xác định điều gì? - 60 -
  16. Một năm trôi qua, thời hạn học tập đã hết, nhà vua thân hành dẫn các quan ra tận cửa ải đón vị đại thần du học trở về. a. Thời gian. b. Mục đích. c. Nguyên nhân. d. Nơi chốn. ĐÁP ÁN ĐỀ 44 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ý đúng c b c c b a b c b a - 61 -
  17. ĐỀ SỐ 45 Dựa vào nội dung bài đọc “TIẾNG CƯỜI LÀ LIỀU THUỐC BỔ”, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây. 1.“Con người là động vật duy nhất biết cười” là câu nói của ai? a. Một nhà văn. b. Một nhà thiên văn học. c. Một nhà thơ. 2. Trung bình mỗi ngày người lớn cười mấy phút? a. 4 phút. b. 6 phút. c. 8 phút. 3. Mỗi lần cười của người lớn kéo dài bao nhiêu lâu? a. 2 giây. b. 4 giây. c. 6 giây. 4. Trung bình mỗi ngày đứa trẻ cười bao nhiêu lần? a. 300 lần. b. 400 lần. c. 500 lần. 5. Khi cười tốc độ của con người lên đến bao nhiêu? a. 100 km/giờ. b. 200 km/giờ. c. 300 km/giờ. 6. Dòng nào dưới đây nêu tác dụng của tiếng cười? a. Các cơ mặt được thư giản thoải mái. b. Não tiết ra một chất làm người ta có cảm giác sảng khoái, thoải mãn. c. Cả hai ý trên đều đúng. 7. Người ta tìm cách tạo ra tiếng cười cho bệnh nhân với mục đích gì?. a. Rút ngắn thời gian chữa bệnh và tiết kiệm thời gian cho bác sĩ. b. Rút ngắn thời gian chữa bệnh và tiết kiệm tiền cho nhà nước . c. Rút ngắn thời gian chữa bệnh và giúp bệnh nhân mau khỏi bệnh. 8. Bài báo trên thuộc chủ đề nào? a. Những người quả cảm. b. Khám phá thế giới. c. Tình yêu cuộc sống. 9. Nối ý bên trái với ý bên phải sao cho phù hợp? a. Vui chơi. 1. Từ vừa chỉ tính tình vừa chỉ cảm giác. b. Vui tính. 2. Từ chỉ hoạt động. c. Vui thích. 3. Từ chỉ cảm giác. d. Vui vẻ. 4. Từ chỉ tính tình. 10. Trạng ngữ trong câu sau trả lời cho câu hỏi nào? Bằng lối diễn xuất hài hước, Hoài Linh đã làm cho khán giả nhà hát Lan Anh được một trận cười thoả thích. a. Bằng cái gì? b. Vì sao? c. Tại sao? - 62 -
  18. d. Với cái gì? ĐÁP ÁN ĐỀ 45 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ý đúng a b c b a c b c a-2; b-4 ; c-3; d-1 a - 63 -
  19. ĐỀ SỐ 46 Dựa vào nội dung bài đọc “ĂN “MẦM ĐÁ””, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây. 1. Bài“Ăn “mầm đá””thuộc loại truyện nào? a. Truyện dân gian Việt Nam. b. Truyện cổ tích Việt Nam. c. Truyện cổ dân tộc Tày. 2. Vì sao chúa Trịnh muốn ăn món “mầm đá”? a. Vì chúa ăn gì cũng không thấy ngon miệng, lại nghe thấy “mầm đá” là món ăn lạ nên muốn thử. b. Vì mầm đá là món ăn lạ cá tác dụng chữa bệnh. c. Vì mầm đá là món ăn bổ dưỡng. 3. Trạng Quỳnh chuẩn bị món ăn mầm đá cho chúa như thế nào? a. Cho người đi lấy đá về ninh, còn mình thì về nhà kiếm một lọ tương thật ngon đem giấu trong phủ chúa. b. Lọ tương được bịt thật kĩ, ngoài đề hai chữ “đại phong”. c. Cả hai ý trên đều đúng. 4. Vì sao chúa không được ăn “mầm đá”? a. Vì không hề có món này. b. Vì món này chưa chín. c. Vì món ăn bị hỏng. 5. Vì sao chúa ăn tương vẫn thấy ngon miệng? a. Vì tương là món ăn lạ b. Vì tương của Trạng Quỳnh rất ngon c. Vì chúa đói quá 6. Dòng nào dưới đây nhận xét về nhân vật Trạng Quỳnh a. Là người rất thông minh bản lĩnh , vừa biết cách giúp chúa ăn ngon miệng , vừa châm biếm thói xấu của chúa. b. Là người rất thông minh , bản lĩnh , vừa biết cách giúp chúa ăn ngon miệng , vừa kín đáo khuyên chúa. c. Là người rất thông minh , bản lĩnh , vừa biết cách giúp chúa ăn ngon miệng , vừa giải thích cho chúa biết mắn “Đại phong” là mắm gì. 7. Trạng ngữ trong câu sau trả lời cho câu hỏi nào? Bằng món ăn “mầm đá”độc đáo Trạng Quỳnh đã giúp chúa hiểu vì sao chúa ăn không ngon miệng. a. Vì sao? b. Với cái gì? c. Bằng cái gì? d. Tại sao? 8. Trạng ngữ trong câu sau trả lời cho câu hỏi nào? Có lần trong giờ văn ở trường, thầy giáo bảo một học sinh làm thơ tả cảnh mặt trời mọc. a. Vì sao? b. Khi nào? c. Ở đâu? d. Với cái gì? ĐÁP ÁN ĐỀ 46 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 ý đúng a b c a c b c c - 64 -
  20. - 65 -