Tuyển tập 12 đề kiểm tra định kỳ giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 (Đọc hiểu) - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Tam Thôn Hiệp (Có đáp án)

Bài đọc hiểu: Ba anh em
Xưa, có ba anh em sống với nhau rất hòa thuận. Đến khi họ có gia đình riêng thì tình cảm anh em không còn được như trước nữa.
Cha mẹ già lần lượt qua đời. Mấy anh em chia của cải cha mẹ để lại ra làm ba phần đều nhau. Chỉ còn một cây cổ thụ trong vườn, cành lá xum xuê. Một người em nhất quyết đòi chia nốt. Mấy anh em gọi thợ về chặt cây để xẻ thành ván rồi chia.
Đến hôm định hạ cây xuống, ba anh em ra vườn thì thấy cây cổ thụ đã khô héo tự bao giờ. Người anh cả bèn ôm cây mà khóc.
Hai người em thấy vậy, bảo:
- Một thân cây khô héo đáng giá bao nhiêu mà anh phải
thương tiếc thế?
Người anh đáp:
- Anh không khóc vì tiếc cái cây. Nhưng anh buồn vì cỏ cây biết sắp phải chia lìa còn khô héo, huống chi anh em ta là ruột thịt. Anh nhìn cây nghĩ đến tình anh em nên mới khóc.
Nghe anh nói, hai người em cùng òa khóc. Từ đó, gia đình ba anh em lại sống với nhau êm ấm như xưa. Cây cổ thụ đã khô héo cũng xanh tươi trở lại.
Truyện dân gian Trung Quốc
(Bộ đề ôn tập và kiểm tra Tiếng Việt 4 – tập 1 – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam)
Học sinh đọc thầm bài “Ba anh em” và làm các bài tập sau:
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng. (Đối với câu 1, 2 và 9)
…/0.5đ Câu 1. Ba anh em trong câu chuyện trước khi có gia đình riêng tình cảm anh em ra sao?
A. Hoà thuận. B. Lúc vui, lúc buồn.
C. Không hoà thuận. D. Xem như không biết.
…/0.5đ Câu 2. Vì sao ba anh em định chặt cây cổ thụ để chia nhau?
A. Vì cây cổ thụ trong vườn cành lá xum xuê rất đẹp.
B. Vì cả ba anh em đều rất thích cây cổ thụ đó.
C. Vì một người em nhất quyết đòi chia nốt.
docx 5 trang Mạnh Đạt 20/01/2024 3880
Bạn đang xem tài liệu "Tuyển tập 12 đề kiểm tra định kỳ giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 (Đọc hiểu) - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Tam Thôn Hiệp (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxtuyen_tap_12_de_kiem_tra_dinh_ky_giua_hoc_ki_i_mon_tieng_vie.docx

Nội dung text: Tuyển tập 12 đề kiểm tra định kỳ giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 (Đọc hiểu) - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Tam Thôn Hiệp (Có đáp án)

  1. Thứ ngày tháng năm 2023 TRƯỜNG TIỂU HỌC TAM THÔN HIỆP KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC: 2022 – 2023 HỌ VÀ TÊN: MÔN TIẾNG VIỆT 4 – ĐỌC HIỂU THỜI GIAN 30 PHÚT HỌC SINH LỚP: GT1: GT2: Điểm Giám khảo nhận xét bài làm của học sinh . GK1: . GK2: . Bài đọc hiểu: Ba anh em Xưa, có ba anh em sống với nhau rất hòa thuận. Đến khi họ có gia đình riêng thì tình cảm anh em không còn được như trước nữa. Cha mẹ già lần lượt qua đời. Mấy anh em chia của cải cha mẹ để lại ra làm ba phần đều nhau. Chỉ còn một cây cổ thụ trong vườn, cành lá xum xuê. Một người em nhất quyết đòi chia nốt. Mấy anh em gọi thợ về chặt cây để xẻ thành ván rồi chia. Đến hôm định hạ cây xuống, ba anh em ra vườn thì thấy cây cổ thụ đã khô héo tự bao giờ. Người anh cả bèn ôm cây mà khóc. Hai người em thấy vậy, bảo: - Một thân cây khô héo đáng giá bao nhiêu mà anh phải thương tiếc thế? Người anh đáp: - Anh không khóc vì tiếc cái cây. Nhưng anh buồn vì cỏ cây biết sắp phải chia lìa còn khô héo, huống chi anh em ta là ruột thịt. Anh nhìn cây nghĩ đến tình anh em nên mới khóc. Nghe anh nói, hai người em cùng òa khóc. Từ đó, gia đình ba anh em lại sống với nhau êm ấm như xưa. Cây cổ thụ đã khô héo cũng xanh tươi trở lại. Truyện dân gian Trung Quốc (Bộ đề ôn tập và kiểm tra Tiếng Việt 4 – tập 1 – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) Học sinh đọc thầm bài “Ba anh em” và làm các bài tập sau: Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng. (Đối với câu 1, 2 và 9) /0.5đ Câu 1. Ba anh em trong câu chuyện trước khi có gia đình riêng tình cảm anh em ra sao? A. Hoà thuận. B. Lúc vui, lúc buồn. C. Không hoà thuận. D. Xem như không biết. /0.5đ Câu 2. Vì sao ba anh em định chặt cây cổ thụ để chia nhau? A. Vì cây cổ thụ trong vườn cành lá xum xuê rất đẹp. B. Vì cả ba anh em đều rất thích cây cổ thụ đó. C. Vì một người em nhất quyết đòi chia nốt. D. Vì gỗ cây cổ thụ rất quý, có thể sử dụng làm nhiều việc. /0.5đ Câu 3. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào : Chuyện gì đã xảy ra vào hôm ba anh em định hạ cây? A. Cây cổ thụ ra hoa, kết quả. B. Cây cổ thụ đã khô héo tự bao giờ. C. Cây cổ thụ cành lá xum xuê hơn. D. Cây cổ thụ đã tự nhiên biến mất.
  2. /0.5đ Câu 4. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào : Vì sao người anh cả ôm cây mà khóc? A. Vì người anh thương tiếc thân cây khô héo, không còn tươi tốt. B. Vì người anh không muốn chia cây cổ thụ này cho hai em. C. Vì người anh nhìn cây mà nghĩ đến chuyện ba anh em không hòa thuận. D. Vì người anh muốn cây cổ thụ mãi được xanh tươi, che mát. /1đ Câu 5. Theo em, chi tiết “Cây cổ thụ đã khô héo cũng xanh tươi trở lại.” thể hiện điều gì? /1đ Câu 6. Qua câu chuyện, em rút ra được bài học ý nghĩa gì cho bản thân? /1đ Câu 7. Một hôm em sang nhà Lan chơi, thấy Lan đang đánh em của bạn ấy vì em của Lan đã lỡ tay làm rách sách học của Lan. Trong trường hợp đó, em sẽ xử lí như thế nào? /0.5đ Câu 8. Nối các từ in đậm ở cột A với từ loại ở cột B sao cho phù hợp. A B 1. Ba anh em sống với nhau rất hòa thuận. a. Động từ 2. Anh không khóc vì tiếc cái cây. b. Danh từ 3. Cha mẹ già lần lượt qua đời. c. Tính từ /0.5đ Câu 9. Trong các từ “chia rẽ, bất hòa, đùm bọc, che chở”, từ cùng nghĩa với từ “đoàn kết”: A. Chia rẽ, đùm bọc. B. Chia rẽ, bất hòa. C. Bất hòa, che chở. D. Đùm bọc, che chở. /1đ Câu 10. Em hãy viết một câu thành ngữ hoặc tục ngữ phù hợp nội dung trong bài “Ba anh em” và giải thích ý nghĩa của câu thành ngữ hay tục ngữ đó.
  3. /1đ Câu 11. Em hãy đặt câu kể “Ai thế nào?”, trong câu có sử dụng từ cùng nghĩa với từ “đoàn kết”. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I Năm học 2023 – 2024 Môn: Tiếng Việt (Đọc hiểu) – lớp 4 Đọc hiểu (8đ) Câu 1. HS khoanh đúng đáp án đạt 0.5đ, các trường hợp khác không có điểm. Đáp án: A. Hoà thuận. Câu 2. HS khoanh đúng đáp án đạt 0.5đ, các trường hợp khác không có điểm. Đáp án: C. Vì một người em nhất quyết đòi chia nốt. Câu 3. HS trả lời đúng 4 đáp án đạt 0.5đ, các trường hợp khác không có điểm. Đáp án: A – S; B – Đ; C – S; D – S Câu 4. HS trả lời đúng 4 đáp án đạt 0.5đ, các trường hợp khác không có điểm. Đáp án: A – S; B – S; C – Đ; D – S Câu 5. GV tùy câu trả lời của HS để cho điểm phù hợp (1đ). Đáp án: Cây vui vì ba anh em đã biết sống hòa thuận với nhau. Câu 6. GV tùy câu trả lời của HS để cho điểm phù hợp (1đ). Gợi ý: Anh em trong gia đình cần phải biết yêu thương, đùm bọc, đoàn kết Câu 7. GV tùy câu trả lời của HS để cho điểm phù hợp (1đ). Gợi ý: Em sẽ khuyên Lan cần bình tĩnh lại, không nên nóng giận đánh em mình. Vì trong chuyện này Lan cũng có trách nhiệm là sau khi học tập thì bạn cần sắp xếp bàn ghế, sách vở gọn gàng để em của Lan không lấy và xé sách được. Lan cũng cần giải thích cho em của Lan hiểu không được phá đồ dùng học tập của mình Câu 8. HS nối đúng 3 đáp án đạt 0.5đ, các trường hợp khác không có điểm. Đáp án: 1 – c; 2 – a; 3 – b Câu 9. HS khoanh đúng đáp án đạt 0.5đ, các trường hợp khác không có điểm. Đáp án: D. đùm bọc, che chở Câu 10. HS nêu đúng câu thành ngữ, tục ngữ phù hợp nội dung đạt 0.5đ; giải thích được ý nghĩa câu thành ngữ đạt 0.5đ; câu thành ngữ không phù hợp nội dung không có điểm. Gợi ý: Anh em như thể tay chân Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần. Khuyên anh chị em trong gia đình cần phải biết yêu thương, đùm bọc, đoàn kết với nhau dù trong bất kì hoàn cảnh nào. Câu 11. HS đặt đúng câu kể Ai thế nào, trong câu có sử dụng từ trái nghĩa với từ đoàn kết đạt 1đ, các trường hợp khác không có điểm. Gợi ý: Lớp chúng em bị chia rẽ vì một số bạn không đoàn kết. Chị em tôi đang bất hòa vì không ai nhường ai.