Đề ôn tập cuối kì I môn Khoa học Lớp 4 (Có đáp án)
Câu 1. Nêu tính chất của nước.
A. Nước ở dạng lỏng không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định và hoà tan được muối, đường,…
B. Nước chảy từ cao xuống thấp và lan ra khắp mọi phía.
C. Nước có thể thấm qua vải, giấy,… nhưng không thấm qua được ni lông, sắt,…
D. Tất cả các câu trên đều đúng.
Câu 2. Chọn từ trong ngoặc điền vào chỗ trống cho thích hợp.
(quan trọng, sinh hoạt, sản xuất, công nghiệp)
Vai trò của nước.
• Nước có vai trò ……………. trong đời sống của con người, động vật và thực vật.
• Nước được con người sử dụng trong ……………., hoạt động ……………. nông nghiệp, ……………. và dịch vụ.
Trả lời:
Vai trò của nước.
• Nước có vai trò quan trọng trong đời sống của con người, động vật và thực vật.
• Nước được con người sử dụng trong sinh hoạt, hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.
A. Nước ở dạng lỏng không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định và hoà tan được muối, đường,…
B. Nước chảy từ cao xuống thấp và lan ra khắp mọi phía.
C. Nước có thể thấm qua vải, giấy,… nhưng không thấm qua được ni lông, sắt,…
D. Tất cả các câu trên đều đúng.
Câu 2. Chọn từ trong ngoặc điền vào chỗ trống cho thích hợp.
(quan trọng, sinh hoạt, sản xuất, công nghiệp)
Vai trò của nước.
• Nước có vai trò ……………. trong đời sống của con người, động vật và thực vật.
• Nước được con người sử dụng trong ……………., hoạt động ……………. nông nghiệp, ……………. và dịch vụ.
Trả lời:
Vai trò của nước.
• Nước có vai trò quan trọng trong đời sống của con người, động vật và thực vật.
• Nước được con người sử dụng trong sinh hoạt, hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập cuối kì I môn Khoa học Lớp 4 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_on_tap_cuoi_ki_i_mon_khoa_hoc_lop_4_co_dap_an.docx
Nội dung text: Đề ôn tập cuối kì I môn Khoa học Lớp 4 (Có đáp án)
- MỘT SỐ CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN KHOA HỌC – CUỐI KÌ I Câu 1. Nêu tính chất của nước. A. Nước ở dạng lỏng không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định và hoà tan được muối, đường, B. Nước chảy từ cao xuống thấp và lan ra khắp mọi phía. C. Nước có thể thấm qua vải, giấy, nhưng không thấm qua được ni lông, sắt, D. Tất cả các câu trên đều đúng. Câu 2. Chọn từ trong ngoặc điền vào chỗ trống cho thích hợp. (quan trọng, sinh hoạt, sản xuất, công nghiệp) Vai trò của nước. • Nước có vai trò . trong đời sống của con người, động vật và thực vật. • Nước được con người sử dụng trong ., hoạt động . nông nghiệp, . và dịch vụ. Trả lời: Vai trò của nước. • Nước có vai trò quan trọng trong đời sống của con người, động vật và thực vật. • Nước được con người sử dụng trong sinh hoạt, hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Câu 3. Nước tồn tại ở mấy thể? Đó là những thể nào? A. Nước tồn tại ở 3 thể: rắn, lỏng, khí (hơi). B. Nước tồn tại ở 2 thể: rắn, lỏng. C. Nước tồn tại ở 2 thể: lỏng, khí. D. Nước tồn tại ở 2 thể: rắn, khí. Câu 4. Điền từ thích hợp để hoàn thành sơ đồ sự chuyển thể của nước.
- Trả lời: Câu 5. Dấu hiệu nước bị ô nhiễm là gì? A. Không màu, có mùi hôi thối. B. Có màu lạ, có mùi hôi thối. C. Có màu lạ, không mùi. D. Không màu, không mùi. Câu 6. Nêu một số cách làm sạch nước. A. Lọc nước. B. Đun sôi nước. C. Sử dụng hoá chất. D. Tất cả các câu trên đều đúng. Câu 7. Nêu một số tính chất của không khí. A. Trong suốt, không màu, không mùi, không vị, có hình dạng nhất định. Có thể bị nén lại hoặc dãn ra. B. Màu trắng, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định. Có thể bị nén lại hoặc dãn ra. C. Trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định. Có thể bị nén lại hoặc dãn ra.
- D. Trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định. Không thể bị nén lại hoặc dãn ra. Câu 8. Không khí gồm những thành phần nào? A. Khí ô-xi, khí ni-tơ, khí các-bô-níc và các chất khí khác. B. Khí ô-xi, khí ni-tơ, khí các-bô-níc. C. Khí ni-tơ, khí các-bô-níc và các chất khí khác. D. Khí ni-tơ, khí ô-xi và các chất khí khác. Câu 9. Chọn các từ/cụm từ: chuyển động, nhiệt độ, gió để hoàn thành các câu sau. Sự chênh lệch .làm cho không khí Không khí chuyển động sinh ra . Trả lời: Sự chênh lệch nhiệt độ làm cho không khí chuyển động. Không khí chuyển động sinh ra gió. Câu 10. Để phòng tránh bão, ta cần làm gì? A. Thường xuyên cập nhật thông tin về cơn bão. B. Tìm cách bảo vệ nhà cửa, tài sản, cây trồng và vật nuôi; C. Đề phòng tai nạn do bão gây ra (ngắt nguồn điện, trú ẩn ở nơi an toàn; không ra khơi ). D. Tất cả các câu trên đều đúng. Câu 11. Nêu nguyên nhân gây ô nhiễm không khí. Trả lời: • Nguyên nhân tự nhiên: núi lửa phun trào, cháy rừng, • Nguyên nhân nhân tạo: khí thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và các hoạt động sinh hoạt của con người. Câu 12. Cần làm gì để bảo vệ môi trường không khí. A. Trồng nhiều cây xanh. B. Không đốt rác bừa bãi, xử lí rác thải đúng quy định. C. Sử dụng phương tiện giao thông công cộng;
- D. Tất cả các câu trên đều đúng. Câu 13. Đặc điểm đường truyền của ánh sáng trong không khí. A. Trong không khí, ánh sáng truyền theo đường cong. B. Trong không khí, ánh sáng truyền theo đường thẳng. C. Trong không khí, ánh sáng truyền theo đường zig zag. D. Tất cả các câu trên đều đúng. Câu 14. Chọn từ trong ngoặc điền vào chỗ trống cho thích hợp. (bóng, tương tự, thay đổi) Ánh sáng chiếu vào một vật cản ánh sáng sẽ tạo ở phía sau vật đó. Bóng của vật cản ánh sáng có hình dạng với vật. Kích thước bóng của vật khi vị trí của vật hoặc của nguồn sáng thay đổi. Trả lời: Ánh sáng chiếu vào một vật cản ánh sáng sẽ tạo bóng ở phía sau vật đó. Bóng của vật cản ánh sáng có hình dạng tương tự với vật. Kích thước bóng của vật thay đổi khi vị trí của vật hoặc của nguồn sáng thay đổi. Câu 15. Đúng ghi Đ, sai ghi S Nhờ có ánh sáng mà con người mới có thức ăn. Nhờ có ánh sáng mà con người mới khoẻ mạnh. Ánh sáng cần cho hoạt động lao động, học tập, giải trí của con người. Ánh sáng không có vai trò gì trong việc cung cấp thức ăn, không khí sạch cho con người. Trả lời: Đ Nhờ có ánh sáng mà con người mới có thức ăn. Đ Nhờ có ánh sáng mà con người mới khoẻ mạnh. Đ Ánh sáng cần cho hoạt động lao động, học tập, giải trí của con người. S Ánh sáng không có vai trò gì trong việc cung cấp thức ăn, không khí sạch cho con người. Câu 16. Để bảo vệ mắt và phòng tránh cận thị, em cần làm gì?
- Trả lời: Để bảo vệ mắt và phòng tránh bị cận thị em cần: tránh ánh sáng quá mạnh chiếu vào mắt; đọc, viết dưới ánh sáng thích hợp; thực hiện được tư thế ngồi học đúng, giữ khoảng cách phù hợp từ mắt đến sách, vở khi đọc, viết. Câu 17. Đúng ghi Đ, sai ghi S Đọc sách trong phòng thiếu ánh sáng sẽ có hại cho mắt. Đọc sách dưới ánh sáng quá mạnh thì sẽ làm hại mắt, còn ánh sáng yếu thì chỉ nhìn không rõ chứ không có hạicho mắt. Đọc sách dưới ánh sáng càng mạnh càng tốt. Không nên xem ti vi hoặc sử dụng máy tính, điện thoại liên tục trong thời gian dài. Nên đeo kính râm, đội mũ rộng vành, khi đi ngoài trời nắng để tránh cho mắt khỏi bị tổn thương. Trả lời: Đ Đọc sách trong phòng thiếu ánh sáng sẽ có hại cho mắt. S Đọc sách dưới ánh sáng quá mạnh thì sẽ làm hại mắt, còn ánh sáng yếu thì chỉ nhìn không rõ chứ không có hạicho mắt. S Đọc sách dưới ánh sáng càng mạnh càng tốt. Đ Không nên xem ti vi hoặc sử dụng máy tính, điện thoại liên tục trong thời gian dài. Đ Nên đeo kính râm, đội mũ rộng vành, khi đi ngoài trời nắng để tránh cho mắt khỏi bị tổn thương. Câu 18. Đâu là nhận định đúng về đặc điểm lan truyền của âm thanh. A. Âm thanh truyền được qua chất khí, chất lỏng và chất rắn. B. Khi âm thanh lan truyền ra càng xa thì độ to càng giảm. C. Khi âm thanh lan truyền ra càng xa thì độ to càng tăng. D. Câu A và câu B đúng. Câu 19. Dựa vào cách làm phát ra âm thanh, người ta phân loại thành những nhóm nhạc cụ nào? A. Nhạc cụ dây, nhạc cụ hơi, nhạc cụ gõ. B. Nhạc cụ bằng gỗ, nhạc cụ bằng đá, nhạc cụ bằng đồng.
- C. Nhạc cụ cổ truyền, nhạc cụ hiện đại. D. Nhạc cụ dây, nhạc cụ hơi, nhạc cụ hiện đại. Câu 20. Nêu tác hại của ô nhiễm tiếng ồn. A. Gây căng thẳng và mệt mỏi, đau đầu, các bệnh về đường hô hấp. B. Gây mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, các bệnh về đường tiêu hoá. C. Gây căng thẳng và mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, suy nhược, giảm thính giác. D. Gây căng thẳng và mệt mỏi, đau đầu, đau nhức cơ thể. Câu 21. Đánh dấu vào ô đứng trước dòng chỉ việc có thể làm để giảm tác hại của tiếng ồn, chúng ta có thể làm gì? Đóng cửa. Mang chụp tai hoặc nút bịt tai. Nghe nhạc thật to bằng tai nghe. Di chuyển ra xa nguồn âm. Trả lời: Đóng cửa. Mang chụp tai hoặc nút bịt tai. Nghe nhạc thật to bằng tai nghe. Di chuyển ra xa nguồn âm. Câu 22. Nối cột A với cột B để hoàn thành một số mức nhiệt thông thường trong đời sống. A B 1. Nhiệt độ trung bình của cơ thể người khoẻ mạnh. a. 0oC 2. Nhiệt độ của nước đá đang tan. b. 37oC 3. Nhiệt độ của nước đang sôi. c. 100oC Trả lời: 1 – b ; 2 – a ; 3 – c Câu 23. Đâu là nhận định đúng về vật dẫn nhiệt? A. Các vật liệu bằng kim loại thì dẫn nhiệt như nhau. B. Các vật liệu có màu sắc giống nhau thì dẫn nhiệt như nhau. C. Những vật bằng kim loại như sắt, đồng, dẫn nhiệt kém. Những vật bằng vải, gỗ, thuỷ tinh, dẫn nhiệt tốt.
- D. Những vật bằng kim loại như sắt, đồng, dẫn nhiệt tốt. Những vật bằng vải, gỗ, thuỷ tinh, dẫn nhiệt kém. Câu 24. Con người đã ứng dụng tính dẫn nhiệt tốt hay kém của vật liệu để làm gì? A. Chế tạo dụng cụ làm bếp. B. Bình giữ nhiệt. C. Trang phục giữ ấm. D. Tất cả các câu trên đều đúng. Câu 25. Thực vật cần gì để sống và phát triển? Trả lời: Thực vật cần đủ nước, chất khoáng, không khí, ánh sáng và nhiệt độ thích hợp để sống và phát triển. Câu 26. Hoàn thành sơ đồ quang hợp ở thực vật. Trả lời:
- Câu 27. Nối cột A (bộ phận của cây) với cột B (vai trò trong sự trao đổi nước và chất khoáng) cho phù hợp. A B 1. Rễ cây a. Giúp thoát hơi nước. 2. Thân cây b. Hấp thụ nước và chất khoáng trong đất. c. Vận chuyển nước và chất khoáng lên lá 3. Lá cây và các bộ phận phía trên. Trả lời: 1 – b ; 2 – c ; 3 – a Câu 28. Động vật cần gì để sống. Trả lời: Động vật cần đủ nước, không khí, thức ăn, ánh sáng mặt trời, nhiệt độ môi trường thích hợp để sống và phát triển. Câu 29. Chọn từ trong ngoặc điền vào chỗ trống để hoàn thành sơ đồ sự trao đổi khí, nước, thức ăn giữa động vật với môi trường. (thức ăn, nước tiểu, khí các-bô-níc, nước, khí ô-xi, chất thải, ) Trả lời: Câu 30. Điều gì sẽ xảy ra nếu động vật thiếu nguồn thức ăn trong một thời gian dài? A. Chúng sẽ bị thiếu chất dinh dưỡng, gầy yếu và dẫn đến tử vong. B. Chúng sẽ bị thiếu chất dinh dưỡng, gầy yếu, hoạt động kém.
- C. Chúng sẽ bị thiếu chất dinh dưỡng, chậm chạp, hoạt động kém. D. Chúng sẽ bị thiếu chất dinh dưỡng, không thể sinh sản, duy trì nòi giống.