Bài kiểm tra học kì I môn Toán Lớp 4 - Năm học 2023-2024 - Đề 1 (Có đáp án)
Bài 1 (M1-0.5đ). Số 47 032 đọc là:
A. Bốn mươi bảy nghìn hai trăm ba mươi.
B. Bốn mươi bảy nghìn ba trăm linh hai.
C. Bốn mươi bảy nghìn không trăm ba mươi hai.
D. Bốn mươi bảy nghìn ba trăm không mươi hai.
Bài 2 (M1-0.5đ). Chữ số 7 trong số 5 729 018 có giá trị là:
A. 7 000 B. 70 000 C. 700 000 D. 700
Bài 3 (M1-0.5đ). Chữ số 6 trong số 168 752 194 thuộc hàng ......, lớp .......
A. Hàng triệu, lớp nghìn B. Hàng trăm nghìn, lớp nghìn
C. Hàng triệu, lớp triệu D. Hàng chục triệu, lớp triệu
Bài 4 (M1-0.5đ). Nhà toán học Lê Văn Thiêm là tiến sĩ toán học đầu tiên của Việt Nam, ông sinh năm 1917. Ông sinh vào thế kỉ thứ mấy?
A. Thế kỉ XIX B. Thế kỉ XX C. Thế kỉ XXI D. Thế kỉ XIV
Bài 5 (M1-0.5đ). Viết số thích hợp vào chỗ chấm của: 4 tạ 9 kg = … kg
A. 400 B. 490 C. 409 D. 419
Bài 6 (M2-0.5đ). Làm tròn số 73 523 625 đến hàng trăm nghìn ta được số:
A. 73 500 000 B. 73 600 000 C. 73 400 000 D. 73 520 000
File đính kèm:
- bai_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_toan_lop_4_nam_hoc_2023_2024_de_1.docx
Nội dung text: Bài kiểm tra học kì I môn Toán Lớp 4 - Năm học 2023-2024 - Đề 1 (Có đáp án)
- BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I Số báo danh: Người Người Phòng thi: NĂM HỌC: 2023 - 2024 coi chấm Môn Toán - Lớp 4 Điểm: . Thời gian làm bài: 40 phút Bằng chữ: Phần I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc thực hiện yêu cầu của bài tập! Bài 1 (M1-0.5đ). Số 47 032 đọc là: A. Bốn mươi bảy nghìn hai trăm ba mươi. B. Bốn mươi bảy nghìn ba trăm linh hai. C. Bốn mươi bảy nghìn không trăm ba mươi hai. D. Bốn mươi bảy nghìn ba trăm không mươi hai. Bài 2 (M1-0.5đ). Chữ số 7 trong số 5 729 018 có giá trị là: A. 7 000 B. 70 000 C. 700 000 D. 700 Bài 3 (M1-0.5đ). Chữ số 6 trong số 168 752 194 thuộc hàng , lớp A. Hàng triệu, lớp nghìn B. Hàng trăm nghìn, lớp nghìn C. Hàng triệu, lớp triệu D. Hàng chục triệu, lớp triệu Bài 4 (M1-0.5đ). Nhà toán học Lê Văn Thiêm là tiến sĩ toán học đầu tiên của Việt Nam, ông sinh năm 1917. Ông sinh vào thế kỉ thứ mấy? A. Thế kỉ XIX B. Thế kỉ XX C. Thế kỉ XXI D. Thế kỉ XIV Bài 5 (M1-0.5đ). Viết số thích hợp vào chỗ chấm của: 4 tạ 9 kg = kg A. 400 B. 490 C. 409 D. 419 Bài 6 (M2-0.5đ). Làm tròn số 73 523 625 đến hàng trăm nghìn ta được số: A. 73 500 000 B. 73 600 000 C. 73 400 000 D. 73 520 000 Bài 7 (M2-1đ). Đúng ghi Đ, Sai ghi S: A B C H E D A. ACDH là hình thoi . B. ACDH là hình bình hành. C. Có 2 đoạn thẳng vuông góc với đoạn thẳng AC. . D. Có 2 đoạn thẳng song song với đoạn thẳng AH.
- Phần II. TỰ LUẬN ( 6 điểm ) Bài 8 (M2-2đ). Đặt tính rồi tính. 235 789 + 121 021 89 743 – 11 599 8 067 x 8 84 368 : 6 Bài 9 (M2-1đ). Điền số thích hợp vào chỗ chấm. a) 6 tấn 245 kg = kg b) 1985 năm = thế kỉ năm d) 15 m2 3 dm2 = dm2 d) 4 giờ 36 phút = phút Bài 10 (M3-2đ). Mẹ đưa cho Hà 100 000 đồng và nhờ Hà đi mua 1 chai mắm, 1 chai tương ớt. Khi về nhà, Hà gửi lại mẹ 35 000 đồng tiền thừa. Chai nước mắm đắt hơn chai tương ớt là 29 000 đồng. Hỏi mỗi chai có giá bao nhiêu tiền ? Bài 11(M3-1đ). Hà đếm được có 10 viên gạch men được lát theo chiều dài và 8 viên gạch men được lát theo chiều rộng của căn phòng hình chữ nhật. Các viên gạch men đều có dạng hình vuông cạnh 5 dm. Hỏi căn phòng đó có diện tích bao nhiêu mét vuông, biết diện tích phần mạch vữa không đáng kể ?
- HƯỚNG DẪN CHẤM TOÁN 4 HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2023 – 2024 Phần I: TRẮC NGHIỆM ( 4 điểm) Bài Bài 1 Bài 2 Bài 3 Bài 4 Bài 5 Bài 6 Đáp án C C D B d A Điểm 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 Bài 7 . A – S , B – Đ , C – Đ , D – S ( Mỗi dòng điền đúng 0,25 đ ) Phần II. TỰ LUẬN (6 điểm) Bài 8 (2đ). Mỗi phép tính đúng được 0,5đ( đặt tính đúng 0,2; tính đúng 0,3) Bài 9 (1đ). Mỗi ý đúng được 0.25đ a) 6 tấn 245 kg = 6 245 kg b) 1985 năm =19 thế kỉ 85năm d) 15 m2 3 dm2 = 1503 dm2 d) 4 giờ 36 phút = 276 phút Bài 10(2đ) Bài giải Tổng số tiền Hà mua 1 chai mắm và 1 chai tương ớt là : ( 0.5đ) 100 000 – 35 000 = 65 000 ( đồng ) Một chai mắm có giá tiền là : ( 0.5đ) ( 65 000 + 29 000 ) : 2 = 47 000 ( đồng ) Một chai tương ớt có giá tiền là : ( 0.5đ) 65 000 – 47 000 = 18 000 ( đồng ) Đáp số : Chai mắm giá 47 000 đồng Chai tương ớt giá 18 000 đồng ( 0.5đ) Bài 11 (1đ) Bài giải Chiều dài của căn phòng là : ( 0.25đ) 5 x 10 = 50 ( dm ) = 5(m) Chiều rộng của căn phòng đó là : ( 0.25đ) 5 x 8 = 40 ( dm ) = 4(m) Diện tích của căn phòng đó là : ( 0.25đ) 5 x 4 = 20 ( m2 ) Đáp số : 20 m2 ( 0.25đ) Lưu ý: Câu trả lời đúng + phép tính đúng nhưng sai kết quả cho ½ số điểm. Câu trả lời sai không cho điểm Học sinh làm đúng đến đâu cho điểm đến đó.