Bài tập tự luyện Toán Lớp 4 - Bài 4: Các bài toán quy tắc tam suất

Các bài toán về đại lượng thuận (hoặc nghịch) người ta còn gọi là các bài toán quy tắc 
tam suất thuận (hoặc nghịch). Để giải các bài toán quy tắc tam suất ở cấp I người ta thường 
dùng các phương pháp: phương pháp rút về đơn vị, phương pháp tỉ số. 
Dạng 1: Bài toán quy tắc tam suất đơn 
Phương pháp chung: 
* Cách 1: (Dùng phương pháp rút về đơn vị) 
Giải bằng phương pháp rút về đơn vị được tiến hành theo 2 bước: 
Bước 1: Tìm xem 1 đơn vị ở đại lượng thứ nhất (đã cho đủ 2 giá trị) tương ứng với 1 
giá trị nào của đại lượng thứ hai (chưa cho đủ). 
Ở bước này ta thực hiện: 
- Phép chia đối với bài toán đại lượng tỉ lệ thuận 
- Phép nhân đối với bài toán đại lượng tỉ lệ nghịch 
Bước 2: Nhờ sự tương ứng này mà tìm giá trị đề toán yêu cầu của đại lượng thứ hai.
pdf 3 trang Trà Giang 08/07/2023 4571
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập tự luyện Toán Lớp 4 - Bài 4: Các bài toán quy tắc tam suất", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbai_tap_tu_luyen_toan_lop_4_bai_4_cac_bai_toan_quy_tac_tam_s.pdf

Nội dung text: Bài tập tự luyện Toán Lớp 4 - Bài 4: Các bài toán quy tắc tam suất

  1. §4. CÁC BÀI TOÁN QUY TẮC TAM SUẤT Các bài toán về đại lượng thuận (hoặc nghịch) người ta còn gọi là các bài toán quy tắc tam suất thuận (hoặc nghịch). Để giải các bài toán quy tắc tam suất ở cấp I người ta thường dùng các phương pháp: phương pháp rút về đơn vị, phương pháp tỉ số. Dạng 1: Bài toán quy tắc tam suất đơn Phương pháp chung: * Cách 1: (Dùng phương pháp rút về đơn vị) Giải bằng phương pháp rút về đơn vị được tiến hành theo 2 bước: Bước 1: Tìm xem 1 đơn vị ở đại lượng thứ nhất (đã cho đủ 2 giá trị) tương ứng với 1 giá trị nào của đại lượng thứ hai (chưa cho đủ). Ở bước này ta thực hiện: - Phép chia đối với bài toán đại lượng tỉ lệ thuận - Phép nhân đối với bài toán đại lượng tỉ lệ nghịch Bước 2: Nhờ sự tương ứng này mà tìm giá trị đề toán yêu cầu của đại lượng thứ hai. * Cách 2: (Dùng phương pháp tỉ số) Giải bằng phương pháp tỉ số được tiến hành théo 2 bước: Bước 1: So sánh 2 giá trị của đại lượng thứ nhất (đã cho đủ 2 giá trị) xem giá trị này gấp mấy lần giá trị kia. Ở bước này ta thực hiện phép tính chia. Bước 2: Giá trị đã biết của đại lượng thứ hai cũng được tăng (hoặc giảm) đúng một số lần vừa tìm ở bước 1 (chủ ý xem chúng tỉ lệ thuận hay tỉ lệ nghịch với nhau). Cạch 3: (Áp dụng công thức) Giả sử ta có tóm tắt của bài toán tam suất đơn như sau: a : b c : ? a/ Nếu là bài toán tam suất đơn thuận: Ta có: ? = b/ Nếu là bài toán tam suất đơn nghịch: Ta có :
  2. ? = Dạng 2: Bài toán quy tắc tam suất kép Phương pháp chung: Để giải các bài toán quy tắc tam suất kép ta làm như sau: Bước 1: Đọc kỹ đề bài, suy nghĩ cách giải và tóm tắt đề toán Bước 2: Tách ra 2 bài toán đơn Phân tích mối quan hệ giữa các đại lượng trong bài toán đơn để thấy rõ mối quan hệ ấy là tỷ lệ thuận hay tỉ lệ nghịch. Bước 3: Giải từng bài toán đơn. Chú ý: Thông thường đây là cách giải ngán gọn so với các cách giải khác. BÀI TẬP 428. Có 45m vải may được 9 bộ quần áo như nhau. Hỏi phải dùng bao nhiêu m vải loại đó để may được 7 bộ như thế? 429. Có 50m vải may được 10 bộ quần áo như nhau. Hỏi có 25m vải may được mấy bộ quần áo như thế? 430. 15 người đào xong một con mương trong 10 ngày. Hỏi 30 người đào xong con mương trong mấy ngày? 431. Anh Quang đi bộ từ A đến B, mỗi giờ đi được 48km thì hết 2 giờ. Khi trở về từ B đến A, anh Quang đi xe máy hết 4 giờ. Hỏi khi trở về, mỗi giờ anh đi được bao nhiêu km, biết rằng cả lúc đi lẫn lúc về đều không nghỉ ở dọc đường? 432. Quãng đường từ cột điện thứ nhất đến cột điện thứ năm dài 480 bước. Hỏi quãng đường từ cột điện thứ hai đến cột điện thứ mười dai bao nhiêu bước? Biết rằng khoảng cách giữa hai cột điện liên tiếp đều như nhau. 433. Một trường có 465 nam sinh và cứ 3 nam sinh thì có 2 nữ sinh. Hỏi trường đó có tất cả bao nhiêu nữ sinh? 434. Một đơn vị bộ đội có 45 người đã chuẩn bị đủ gạo ăn trong 15 ngày. Sau 5 ngày, đơn vị đó nhận thêm 5 người nữa. Hãy tính xem số gạo còn lại đủ cho đơn vị ăn trong bao nhiêu ngày? 435. Một đơn vị thanh niên xung phòng chuẩn bị đủ một số gạo cho toàn đơn vị ăn trong 34 ngày. Nếu đong thêm 5000g nữa thì mỗi ngày có thể bồi dưỡng thêm cho đơn vị 7500g và số gạo đủ ăn trong 24 ngày.
  3. Hỏi số gạo đơn vị đã chuẩn bị và mức ăn mỗi ngày của đơn vị thanh niên xung phong trước đây là bao nhiêu g? 436. Để có thức ăn nuôi bò, trại chăn nuôi đã trông một loại cỏ trên cánh đồng. Tốc độ lớn len của những cây cỏ này là một tốc độ không đổi và như nhau đối với mọi cây cỏ. Người ta tính rằng: 70 con bò sẽ ăn hết số cỏ trên cánh đồng trong 24 ngày; nếu có 30 con bò thì trong 60 ngày chúng sẽ ăn hết số cỏ trên cánh đồng này. Hỏi bao nhiêu con bò sẽ ăn hết số cỏ trên cánh đồng đó trong 96 ngày? (Sức ăn của mỗi con bò như nhau). 437. Một tổ thợ mộc có 3 người, trong 5 ngày đóng được 75 cái ghế. Hỏi nếu tổ có 5 người, làm trong 7 ngày thì sẽ dóngđược bao nhiêu ghế? (Năng suất mỗi người như nhau). 438. Ngày đầu, 5 học sinh đóng khung xong 15 bức tranh mất 3 giờ. Hỏi hôm sau, 8 học sinh đóng khung xong 32 bức tranh mất bao lâu? (Năng suất mỗi học sinh như nhau). 439. 5 học sinh cuốc đất trong 2 giờ được 20m2. Hỏi 10 học sinh trong 4 giờ cuốc được bao nhiêu mét vuông đất? (Sức làm mỗi học sinh như nhau). 440. 8 công nhân sản xuất 500 sản phẩm mất 4 giờ. Hỏi 16 công nhân sản xuất 1000 sản phẩm mất bao lâu? (Năng suất mỗi công nhân như nhau). 441. 5 công nhân đắp 3 ngày, mỗi nmgày làm 8 giờ thì đắp được 24m đường. Hỏi 7 công nhân đắp 4 ngày, mỗi ngày làm 10 giờ thì đắp được bao nhiêu mét đường?