Bài tập tự luyện Toán Lớp 4 - Bài 7: Các bài toán giải bằng phương pháo giả thiết tạm

Trong những bài toán đề cập đến hai đối tượng (người, vật hay sự việc) có những tính 
chất biểu thị bằnghai sốlượng chênh lệch nhau, chẳng hạn: hai công cụ lao dộng có năng suất 
khác nhau, hai loại vé giá tiền khác nhau… 
Để giải, ta thường: 
Giả sử tạm thời 1 trường hợp không xảy ra, không phù hợp điều kiện đề bài, một khả 
năng không có thật, thậm chí một tình huống rất vô lý (đòi hỏi người giải có sức tưởng tượng 
phong phú, sức suy luận linh hoạt…). Từ đó, đưa bài toán về một tình huống quen thuộc đã 
biết cách giải, hoặc dễ lập luận hơn. 
Ở lớp 4, chúng tôi chỉ giới thiệu các bài toán cổ và hình học, không giới thiệu các bài 
toán chuyển động đều (chương trình lớp 5). 
Dạng 1: Áp dụng trong các bài toán cổ 
Dạng 2: Áp dụng trong các bài toán hình học
pdf 2 trang Trà Giang 08/07/2023 2800
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập tự luyện Toán Lớp 4 - Bài 7: Các bài toán giải bằng phương pháo giả thiết tạm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbai_tap_tu_luyen_toan_lop_4_bai_7_cac_bai_toan_giai_bang_phu.pdf

Nội dung text: Bài tập tự luyện Toán Lớp 4 - Bài 7: Các bài toán giải bằng phương pháo giả thiết tạm

  1. §7. CÁC BÀI TOÁN GIẢI BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIẢ THIẾT TẠM Trong những bài toán đề cập đến hai đối tượng (người, vật hay sự việc) có những tính chất biểu thị bằnghai sốlượng chênh lệch nhau, chẳng hạn: hai công cụ lao dộng có năng suất khác nhau, hai loại vé giá tiền khác nhau Để giải, ta thường: Giả sử tạm thời 1 trường hợp không xảy ra, không phù hợp điều kiện đề bài, một khả năng không có thật, thậm chí một tình huống rất vô lý (đòi hỏi người giải có sức tưởng tượng phong phú, sức suy luận linh hoạt ). Từ đó, đưa bài toán về một tình huống quen thuộc đã biết cách giải, hoặc dễ lập luận hơn. Ở lớp 4, chúng tôi chỉ giới thiệu các bài toán cổ và hình học, không giới thiệu các bài toán chuyển động đều (chương trình lớp 5). Dạng 1: Áp dụng trong các bài toán cổ Dạng 2: Áp dụng trong các bài toán hình học BÀI TẬP 461. Toán cổ Quýt ngon mỗi quả chia ba Cam ngon mỗi quả chia ra làm mười Mỗi người một miếng, trăm người Có mười bảy quả, không nhiều đủ chia Hỏi có bao nhiêu cam, bao nhiêu quýt? 462. Một đoàn 46 học sinh chèo thuyền qua sông. Có 2 loại thuyền: Loại lớn chở được 6 người, loại nhỏ chở được 4 người. Các em xuống thuyền thì vừa đủ 10 thuyền cả 2 loại. Vậy mỗi loại có mấy chiếc? 463. Toán cổ Thuyền to chở được sáu người Thuyền nhỏ chỉ chở bốn người là đông Một đoàn trai gái sang sông Mười thuyền to, nhỏ giữa dòng đang trôi Cả đoàn có cả trăm người Trên bờ còn bốn tám người đợi sang Bao thuyền to, nhỏ sang sông?
  2. 464. Rạp hát Hoà Bình trong một buổi ca nhạc bán được 500 vé gồm 2 loại: 2000 đồng và 3000 đồng. Số tiền thu được là 1120000 đồng. Hỏi số vé bán mỗi loại là bao nhiêu? 465. Một người mua 45 quả dưa hấu gồm 3 loại: 2000 dồng một quả, 3000 đồng một quả và 4000 đồng một quả. Số quả giá 2000 đồng gấp 2 lần số quả giá 3000 đồng. Tổng số tiền mua hết 115000 đồng. Hỏi người đó mua bao nhiêu quả mỗi loại? 466. Nhân dịp được công nhận học sinh giỏi, bạn Hồng khao cả nhóm. Hồng mua một số quả chuối tây bằng số quả chuối tiêu. Vốn hay đùa, bạn Dũng nói: “Giá mà bạn chia đôi số tiền mua chuối, một nửa mua chuối tiêu, một nửa mua chuối tây thì đã tăng thêm được 6 quả nữa”. Hỏi Hồng mua chuối hết bao nhiêu tiền, biết rằng chuối tây giá 500 đồng 1 quả, còn chuối tiêu giá 300 đồng 1 quả. 467. Một vườn hoa hình chữ nhật. Ở chính giữa là một đài phun nước có nền hình vuông, có các cạnh song song với các cạnh của hình chữ nhật và các cạnh dài của vườn hoa là 14m; cách cạnh ngắn của vườn hoa là 28m. Diện tích còn lại của vườn hoa là 2408m2. a/ Tính diện tích đài phun nước b/ Tính chu vi vườn hoa.