Đề kiểm tra định kì giữa học kì 1 Toán Lớp 4 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Tô Hiến Thành (Có đáp án và biểu điểm)
Câu 1: ( 1 điểm) Khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng.
a. Số 45 317 đọc là:
A. Bốn mươi năm nghìn ba trăm mười bảy.
B. Bốn lăm nghìn ba trăm mười bảy.
C. Bốn mươi lăm nghìn ba trăm mười bảy.
b. Giá trị của chữ số 6 trong số 90 060 020 là:
A. 60 000 B. 600 000 C. 6 000 D. 600
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kì giữa học kì 1 Toán Lớp 4 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Tô Hiến Thành (Có đáp án và biểu điểm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_dinh_ki_giua_hoc_ki_1_toan_lop_4_nam_hoc_2021_20.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra định kì giữa học kì 1 Toán Lớp 4 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Tô Hiến Thành (Có đáp án và biểu điểm)
- TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I TÔ HIẾN THÀNH MÔN TOÁN - LỚP 4 NĂM HỌC 2021 – 2022 Thời gian làm bài: 50 phút Hä vµ tªn: Líp: Điểm: Giáo viên coi Giáo viên chấm Nhận xét: (Họ tên, chữ ký) (Họ tên, chữ ký) PHẦN A: TRẮC NGHIỆM( 4 điểm) Câu 1: ( 1 điểm) Khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng. a. Số 45 317 đọc là: A. Bốn mươi năm nghìn ba trăm mười bảy. B. Bốn lăm nghìn ba trăm mười bảy. C. Bốn mươi lăm nghìn ba trăm mười bảy. b. Giá trị của chữ số 6 trong số 90 060 020 là: A. 60 000 B. 600 000 C. 6 000 D. 600 Câu 2:( 1 điểm) Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống M N a) MN vuông góc với NP. b) MN vuông góc với MQ. c) MQ vuông góc với QP. d) QP vuông góc với PN Q P Câu 3: ( 1 điểm) Điền số thích hợp vào chỗ chấm: a) 3 500 cm = dm c) 3 giờ 10 phút = phút 1 b) giờ = phút d) 6 tấn 2 yến = kg 4 Câu 4: ( 1 điểm) Điền chữ hoặc số thích hợp vào chỗ chấm: a) ( a + 34) + 5 = a + ( 34 + ) = a + . b) Số 57839: chữ số 5 ở hàng . , lớp
- PHẦN B: TỰ LUẬN ( 6 điểm) Câu 1 (1,5 điểm). Đặt tính rồi tính: a) 709 504 + 80 999 b) 100 000 - 89 092 c) 13 054 x 8 Câu 2 (1,5 điểm). a.Tính giá trị biểu thức b. Tìm X: 5625 - 5000 : ( 121 – 113) X : 7 = 324 ( dư 5) Câu 3: ( 2 điểm) Một hình chữ nhật có chu vi là 48m, chiều dài hơn chiều rộng 10 m. Tính diện tích hình chữ nhật đó. Bài giải Câu 4: (1 điểm). Trung bình cộng của hai số bằng 167 và biết số thứ nhất 125. Tìm số thứ hai ?
- ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM TOÁN 4 TRẮC NGHIỆM Câu Đáp án Điểm 1 a. C b. A 1.0 2 Thứ tự đúng sai là: S-Đ-Đ-S 1.0 3 a. 350 b.15 c. 190 d.6020 1.0 4 a. 5; 39 b. chục nghìn; lớp nghìn 1.0 TỰ LUẬN Câu Đáp án Điểm 1 HS đặt tính và tính đúng mỗi phần cho 0.5 điểm 0,5 a.790 503 b.10 908 0,5 c.104 432 0,5 2 a. 5000 0,75 b. 2273 0,75 3 Nửa chu vi hình chữ nhật là: 48 : 2 = 24 ( m) 0,5 Chiều dài hình chữ nhật là: (24 + 10 ) : 2 = 17 (m) 0,5 Chiều rộng hình chữ nhật là: 24 – 17 = 7 (m) 0,25 Diện tích hình chữ nhật là: 17 x 7 = 119 ( m2) 0,5 Đáp số : 119 m2 0,25 5 4 Bài giải Tổng của hai số là: 1 điểm 167 x 2 = 334 Số thứ hai là: 334 – 125 = 209 Đáp số: 229.
- TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐÊ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA KÌ I TÔ HIẾN THÀNH MÔN TIẾNG VIỆT- LỚP 4 NĂM HỌC 2019 – 2020 Thời gian làm bài: 80 phút Hä vµ tªn: Líp: Điểm đọc: Điểm viết: Giáo viên coi Giáo viên chấm Điểm chung : (Họ tên, chữ ký) (Họ tên, chữ ký) Nhận xét : PHẦN A: KIỂM TRA ĐỌC ( 10 ĐIỂM) I. Đọc thành tiếng ( 3 điểm) 1. Hình thức kiểm tra: Học sinh đọc bắt thăm phiếu để chọn bài đọc 2. Nội dung kiểm tra: Học sinh đọc một đoạn văn hoặc đoạn thơ trong các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9; sau đó trả lời 1 hoặc 2 câu hỏi liên quan đến nội dung đoạn vừa đọc. II. Đọc thầm và làm bài tập( 7 điểm) TÌNH BẠN Thỏ và Sóc rủ nhau vào rừng hái quả. Mùa thu, khu rừng thơm phức hương quả chín. Ở trên một cây cao chót vót, Thỏ reo lên sung sướng: - Ồ chùm quả vàng mọng kia, ngon quá! Thấy chùm quả vắt vẻo cao tít, Sóc vội vàng ngăn bạn: - Cậu đừng lấy, nguy hiểm lắm. Nhưng Thỏ đã men ra. Nó cố với.Trượt chân, Thỏ ngã nhào. Sóc nhanh nhẹn túm được áo Thỏ còn tay kia kịp với được vào một cành cây nhỏ nên cả hai chỉ bị treo lơ lửng trên không chứ không bị rơi xuống khe núi đầy đá nhọn. Cái cành cây cong gập hẳn lại. Sóc vẫn cố sức giữ chặt áo Thỏ. Tiếng răng rắc trên cành cây kêu to hơn. - Cậu bỏ tớ ra đi kẻo cậu cũng bị rơi theo đấy. Thỏ nói với Sóc rồi khóc òa. - Tớ không bỏ cậu đâu. Sóc cương quyết. Bác Voi cao lớn đang làm việc gần đấy nghe tiếng kêu cứu chạy tới. Bác rướn mình đưa chiếc vòi dài đỡ được cả hai xuống an toàn. Bác âu yếm khen: - Các cháu có một tình bạn thật đẹp. (Theo Hà Mạnh Hùng) Dựa vào nội dung bài đọc trên khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng. Câu 1.(0,5 điểm)Vào thời gian nào Thỏ và Sóc rủ nhau vào rừng hái quả? A.Vào mùa thu B.Vào mùa xuân C.Vào mùa đông Câu 2.(0,5 điểm) Khi Thỏ bị trượt chân ngã, Sóc đã làm gì? A.Túm lấy áo Thỏ và cương quyết không bỏ rơi bạn B. Cùng với Thỏ túm lấy cành cây nhỏ. C. Sóc tự lo bản thân mình để mặc kệ Thỏ.
- Câu 3.(0,5 điểm) Thỏ đã nói với Sóc như thế nào khi mình gặp nạn? A.Tiếng răng rắc trên cành cây càng kêu to hơn. B. Cậu bỏ tớ ra đi kẻo cậu cũng bị rơi theo đấy. C.Nhờ bác Voi cao lớn đang làm việc gần đấy chạy tới cứu giúp. Câu 4.(0,5 điểm) Việc làm nói trên của Sóc thể hiện điều gì? A. Sóc là người bạn rất khỏe. B. Sóc là người thật thà và dũng cảm. C. Sóc là người sẵn sàng quên bản thân mình để cứu bạn. Câu 5.(1 điểm) Bác Voi khen ngợi Sóc và Thỏ như thế nào ? Câu 6.(1 điểm) Nội dung câu chuyện trên nói lên điều gì? Câu 7.(0,5 điểm) Câu văn:"Thỏ và Sóc rủ nhau vào rừng hái quả". Có mấy danh từ ? A. Có 2 danh từ đó là: B. Có 3 danh từ đó là: C. Có 4 danh từ đó là: Câu 8.(0,5 điểm) Dòng nào dưới đây có các từ đều là từ láy? A. thân thiết, chót vót, cành cây B. lao xao, bờ bãi, dẻo dai C. nhí nhảnh, vội vàng, lơ lửng Câu 9.(1 điểm) Gạch chân dưới các động từ trong câu văn sau: "Vua Mi-đát thử bẻ một cành sồi, cành đó liền biến thành vàng." Câu 10.(1 điểm) Xếp các từ ghép dưới đây vào dòng tương ứng: xe máy, ăn uống, hoa mai, màu xanh, sách vở, bút máy, ruộng vườn. - Từ ghép có nghĩa tổng hợp: - Từ ghép có nghĩa phân loại : B. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm) I . Chính tả(4 điểm) Nghe – viết Giáo viên đọc cho học sinh viết bài : Vào nghề Đoạn viết từ: (Va-li-a được bố mẹ cho đi xem xiếc đến suốt thời gian học.) (TV4 tập 1 - trang 72) II .Tập làm văn (6 điểm) Nhân dịp ngày nhà giáo 20 -11, em hãy viết thư cho cô giáo (hoặc thầy giáo) cũ để thăm hỏi và chúc mừng.
- ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM TIẾNG VIỆT 4 Năm học: 2019 -2020 I/ PHẦN ĐỌC 1- Đọc thành tiếng: 3 điểm - HS đọc một đoạn văn trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc do GV nêu. - GV đánh giá, cho điểm dựa vào những yêu cầu sau: +Đọc đúng tiếng, đúng từ +Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu +Tốc độ đọc đạt yêu cầu +Trả lời đúng ý câu hỏi - Nếu học sinh không đạt được đủ các yêu cầu trên thì tùy vào mức độ đạt mà GV cho điểm thích hợp (Tránh cho điểm 0) 2- Đọc – Hiểu: 7 điểm Câu Điểm Đáp án A 1- 0,5 A 2- 0,5 B 3- 0,5 C 4- 0,5 Bác Voi khen ngợi Sóc và Thỏ có một tình bạn thật đẹp. 5- 1 Tình bạn đẹp giữa Sóc và Thỏ. 6- 1 7- 0,5 C (4 danh từ : Thỏ, Sóc, rừng, quả) 8- 0,5 C 9- 1 thử, bẻ, biến thành - Từ ghép có nghĩa tổng hợp là: ăn uống, sách vở, ruộng 10 - vườn. 1 - Từ ghép có nghĩa phân loại là: xe máy, hoa mai, màu xanh, bút máy. I/ PHẦN VIẾT 1- Chính tả:(4 điểm) -Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn: 4đ - Sai 2 lỗi chính tả trong bài viết( Sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định): trừ 0,25 đ. - Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn, trừ 0.25 điểm toàn bài.
- 2- Tập làm văn (6 điểm) *Bài văn có bố cục chặt chẽ, viết được bức thư cho cô giáo ( hoặc thầy giáo) cũ, để thăm hỏi và chúc mừng nhân dịp ngày 20 -11. - Phần đầu thư :(0,75đ) + Viết được địa điểm,thời gian và lời thưa gửi. - Phần chính: (4,5 đ) +Nêu được mục đích ,lí do viết thư. + Thăm hỏi tình hình người nhận thư. + Thông báo tình hình người viết thư. + Nêu ý kiến trao đổi hoặc bày tỏ tình cảm với người nhận thư. - Phần cuối thư:(0,75đ) + Lời chúc lời cảm ơn, hứa hẹn. + Chữ kí và tên hoặc họ ,tên. * Tùy thuộc vào cách diễn đạt mạch lạc, có hình ảnh và cách trình bày, chữ viết mà GV cân nhắc điểm cho HS.