Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Toán Lớp 4 Sách Cánh diều - Đề số 2 (Có đáp án)

Câu 1. Số “Tám trăm triệu” có số chữ số 0 là:

A. 7 số B. 8 số C. 9 số D. 6 số

Câu 2. Chữ số 5 trong số 256 092 431 thuộc hàng:

A. Chục triệu B. Trăm triệu C. Trăm nghìn D. Triệu

Câu 3. Số liền trước của số 8 000 000 là:

A. 7 999 989 B. 7 999 000 C. 7 999 899 D. 7 999 999

Câu 4. Điền câu thích hợp vào chỗ chấm. Góc đỉnh A; cạnh AN, AC là ……………….

A. Góc vuông B. Góc nhọn C. Góc tù D. Góc bẹt

Câu 5. Cầu Long Biên được đưa vào sử dụng năm 1903. Năm đó thuộc thế kỉ nào?

A. XVIII B. XIX C. XX D. XXI

Câu 6. Người ta đóng 27 chiếc bánh vào 3 hộp đều nhau. Hỏi 4 104 chiếc bánh thì đóng được bao nhiêu hộp bánh như thế?

A. 456 hộp B. 420 hộp C. 385 hộp D. 386 hộp

pdf 7 trang Mạnh Đạt 17/01/2024 2020
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Toán Lớp 4 Sách Cánh diều - Đề số 2 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_giua_hoc_ki_1_mon_toan_lop_4_sach_canh_dieu_de_s.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Toán Lớp 4 Sách Cánh diều - Đề số 2 (Có đáp án)

  1. Họ và tên: ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 – ĐỀ 2 Lớp: Môn: Toán – Lớp 4 Bộ sách: Cánh diều Thời gian làm bài: 40 phút I. TRẮC NGHIỆM (Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng) Câu 1. Số “Tám trăm triệu” có số chữ số 0 là: A. 7 số B. 8 số C. 9 số D. 6 số Câu 2. Chữ số 5 trong số 256 092 431 thuộc hàng: A. Chục triệu B. Trăm triệu C. Trăm nghìn D. Triệu Câu 3. Số liền trước của số 8 000 000 là: A. 7 999 989 B. 7 999 000 C. 7 999 899 D. 7 999 999 Câu 4. Điền câu thích hợp vào chỗ chấm. Góc đỉnh A; cạnh AN, AC là . A. Góc vuông B. Góc nhọn C. Góc tù D. Góc bẹt Câu 5. Cầu Long Biên được đưa vào sử dụng năm 1903. Năm đó thuộc thế kỉ nào? A. XVIII B. XIX C. XX D. XXI Câu 6. Người ta đóng 27 chiếc bánh vào 3 hộp đều nhau. Hỏi 4 104 chiếc bánh thì đóng được bao nhiêu hộp bánh như thế? A. 456 hộp B. 420 hộp C. 385 hộp D. 386 hộp PHẦN 2. TỰ LUẬN Câu 1. Điền vào chỗ trống: Cho các số 7 682 536 , 6 830 042 , 8 875 123, 6 305 960 a) Số có chữ số 6 vừa thuộc lớp triệu vừa thuộc lớp đơn vị là: b) Giá trị của chữ số 8 trong số 6 830 042 là . c) Các số trên được viết theo thứ tự từ bé đến lớn là: d) Làm tròn số lớn nhất đến hàng trăm nghìn được số . Câu 2. Điền số thích hợp vào chỗ chấm. a) 6 tấn 31 yến = yến 1
  2. b) 19 tạ 7 kg = kg c) 6 phút 45 giây = giây d) 317 năm = thế kỉ . năm Câu 3. Tính bằng cách thuận tiện a) 1 542 + 2 816 + 5 184 + 1 458 b) 5 430 + (13 128 + 570) Câu 4. Hải có 36 viên bi, Hà có 48 viên bi và Nam có số bi nhiều hơn trung bình cộng của Hải và Hà là 15 viên. Tính trung bình số bi của ba bạn? Câu 5. Điền số thích hợp vào chỗ trống: Trong hình bên có: . góc vuông . góc nhọn góc tù 2
  3. HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT I. TRẮC NGHIỆM Câu 1. Số “Tám trăm triệu” có số chữ số 0 là: A. 7 số B. 8 số C. 9 số D. 6 số Phương pháp Viết số “Tám trăm triệu” rồi đếm số chữ số 0 Lời giải Số “Tám trăm triệu” viết là: 800 000 000 Vậy số “Tám trăm triệu” có 8 chữ số 0 Chọn B Câu 2. Chữ số 5 trong số 256 092 431 thuộc hàng: A. Chục triệu B. Trăm triệu C. Trăm nghìn D. Triệu Phương pháp Trong số có 9 chữ số, các chữ số từ trái sang phải lần lượt thuộc hàng trăm triệu, chục triệu, triệu, trăm nghìn, nghìn, trăm, chục, đơn vị. Lời giải Chữ số 5 trong số 256 092 431 thuộc hàng chục triệu Chọn A Câu 3. Số liền trước của số 8 000 000 là: A. 7 999 989 B. 7 999 000 C. 7 999 899 D. 7 999 999 Phương pháp Số liền trước của một số thì bé hơn số đó 1 đơn vị Lời giải Số liền trước của số 8 000 000 là 7 999 999 Chọn D Câu 4. Điền câu thích hợp vào chỗ chấm. Góc đỉnh A; cạnh AN, AC là . A. Góc vuông B. Góc nhọn C. Góc tù D. Góc bẹt Phương pháp 3
  4. Góc nhọn bé hơn góc vuông Góc tù lớn hơn góc vuông Góc bẹt bằng 2 lần góc vuông Lời giải Góc đỉnh A; cạnh AN, AC là góc nhọn. Chọn B Câu 5. Cầu Long Biên được đưa vào sử dụng năm 1903. Năm đó thuộc thế kỉ nào? A. XVIII B. XIX C. XX D. XXI Phương pháp Từ năm 1901 đến năm 2000 là thế kỉ XX Lời giải Cầu Long Biên được đưa vào sử dụng năm 1903. Năm đó thuộc thế kỉ XX. Chọn C Câu 6. Người ta đóng 27 chiếc bánh vào 3 hộp đều nhau. Hỏi 4 104 chiếc bánh thì đóng được bao nhiêu hộp bánh như thế? A. 456 hộp B. 420 hộp C. 385 hộp D. 386 hộp Phương pháp - Tìm số chiếc bánh trong mỗi hộp - Tìm số hộp để xếp 4 104 chiếc bánh Lời giải Số chiếc bánh trong mỗi hộp là 27 : 3 = 9 (chiếc bánh) Số hộp để xếp 4 104 chiếc bánh là: 4 104 : 9 = 456 (hộp) Chọn A II. TỰ LUẬN Câu 1. Điền vào chỗ trống: Cho các số 7 682 536 , 6 830 042 , 8 875 123, 6 305 960 a) Số có chữ số 6 vừa thuộc lớp triệu vừa thuộc lớp đơn vị là: b) Giá trị của chữ số 8 trong số 6 830 042 là . c) Các số trên được viết theo thứ tự từ bé đến lớn là: d) Làm tròn số lớn nhất đến hàng trăm nghìn được số . Phương pháp - Xác định hàng của chữ số 8 trong số đã cho từ đó tìm được giá trị của chữ số đó - So sánh các số rồi sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn 4
  5. - Xét xem số lớn nhất đó gần với số tròn trăm nghìn nào hơn Lời giải Cho các số 7 682 536, 6 830 042, 8 875 123, 6 305 960 a) Số có chữ số 6 vừa thuộc lớp triệu vừa thuộc lớp đơn vị là: 6 305 960 b) Giá trị của chữ số 8 trong số 6 830 042 là 800 000 c) Các số trên được viết theo thứ tự từ bé đến lớn là: 6 305 960, 6 830 042, 7 682 536, 8 875 123 d) Làm tròn số lớn nhất đến hàng trăm nghìn được số 8 900 000 (vì số 8 875 123 gần với số 8 900 000 hơn số 8 800 000) Câu 2. Điền số thích hợp vào chỗ chấm. a) 6 tấn 31 yến = yến b) 19 tạ 7 kg = kg c) 6 phút 45 giây = giây d) 317 năm = thế kỉ . năm Phương pháp Áp dụng cách đổi: 1 tấn = 100 kg , 1 tạ = 100 kg 1 phút = 60 giây , 1 thế kỉ = 100 năm Lời giải a) 6 tấn 31 yến = 631 yến b) 19 tạ 7 kg = 1 907 kg c) 6 phút 45 giây = 405 giây d) 317 năm = 3 thế kỉ 17 năm Câu 3. Tính bằng cách thuận tiện a) 1 542 + 2 816 + 5 184 + 1 458 b) 5 430 + (13 128 + 570) Phương pháp Áp dụng tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng để nhóm các số tròn nghìn với nhau. Lời giải a) 1 542 + 2 816 + 5 184 + 1 458 = (1 542 + 1 458) + (2 816 + 5 184) = 3 000 + 8 000 = 11 000 b) 5 430 + (13 128 + 570) = (5 430 + 570) + 13 128 = 6 000 + 13 128 = 19 128 5
  6. Câu 4. Hải có 36 viên bi, Hà có 48 viên bi và Nam có số bi nhiều hơn trung bình cộng của Hải và Hà là 15 viên. Tính trung bình số bi của ba bạn? Phương pháp - Tìm trung bình cộng số bi của Hải và Hà = (Số bi của Hải + Số bi của Hà) : 2 - Tìm số bi của Nam = Trung bình cộng số bi của Hải và Hà + 15 - Tìm trung bình số bi của ba bạn = Tổng số bi của ba bạn : 3 Lời giải Trung bình cộng số bi của Hải và Hà là (36 + 48) : 2 = 42 (viên) Số bi của Nam là 42 + 15 = 57 (viên) Trung bình số bi của ba bạn là (36 + 48 + 57) : 3 = 47 (viên) Đáp số: 47 viên bi Câu 5. Điền số thích hợp vào chỗ trống: Trong hình bên có: . góc vuông . góc nhọn góc tù Phương pháp Góc nhọn bé hơn góc vuông Góc tù lớn hơn góc vuông Góc bẹt bằng 2 lần góc vuông Lời giải Trong hình bên có: 1 góc vuông 5 góc nhọn 1 góc tù HẾT 6