Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Toán Lớp 4 Sách Cánh diều - Đề số 4 (Có đáp án)
Câu 1. Chọn đáp án đúng: Số 18 235 141 đọc là:
A. Mười tám triệu hai trăm ba lăm nghìn một trăm bốn mốt
B. Mười tám triệu hai trăm ba mươi lăm nghìn một trăm bốn mốt
C. Mười tám triệu hai trăm ba mươi lăm nghìn một trăm bốn mươi mốt
D. Mười tám triệu hai trăm ba lăm nghìn một trăm bốn mươi mốt
Câu 2. Làm tròn số 73 523 625 đến hàng trăm nghìn ta được số:
A. 73 500 000 B. 73 600 000 C. 73 400 000 D. 73 520 000
Câu 3. Chữ số 6 trong số 16 752 164 thuộc hàng ......, lớp .......
A. Hàng triệu, lớp nghìn B. Hàng trăm nghìn, lớp nghìn
C. Hàng triệu, lớp triệu D. Hàng chục triệu, lớp triệu
Câu 4. Nhà toán học Lê Văn Thiêm là tiến sĩ toán học đầu tiên của Việt Nam, ông sinh năm 1917. Ông sinh vào thế kỉ thứ mấy?
A. Thế kỉ XIX B. Thế kỉ XX C. Thế kỉ XXI D. Thế kỉ XIV
Câu 5. Ngày thứ nhất, Nam đạp xe được 2200 m. Ngày thứ hai, Nam đạp xe được nhiều hơn ngày thứ nhất 500 m. Hỏi trung bình mỗi ngày, Nam đạp xe được bao nhiêu mét?
A. 2 450 m B. 1 350 m C. 1 850 m D. 2 100 m
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Toán Lớp 4 Sách Cánh diều - Đề số 4 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_hoc_ki_1_mon_toan_lop_4_sach_canh_dieu_de_s.pdf
Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Toán Lớp 4 Sách Cánh diều - Đề số 4 (Có đáp án)
- Họ và tên: ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 – ĐỀ 4 Lớp: Môn: Toán – Lớp 4 Bộ sách: Cánh diều Thời gian làm bài: 40 phút I. TRẮC NGHIỆM (Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng) Câu 1. Chọn đáp án đúng: Số 18 235 141 đọc là: A. Mười tám triệu hai trăm ba lăm nghìn một trăm bốn mốt B. Mười tám triệu hai trăm ba mươi lăm nghìn một trăm bốn mốt C. Mười tám triệu hai trăm ba mươi lăm nghìn một trăm bốn mươi mốt D. Mười tám triệu hai trăm ba lăm nghìn một trăm bốn mươi mốt Câu 2. Làm tròn số 73 523 625 đến hàng trăm nghìn ta được số: A. 73 500 000 B. 73 600 000 C. 73 400 000 D. 73 520 000 Câu 3. Chữ số 6 trong số 16 752 164 thuộc hàng , lớp A. Hàng triệu, lớp nghìn B. Hàng trăm nghìn, lớp nghìn C. Hàng triệu, lớp triệu D. Hàng chục triệu, lớp triệu Câu 4. Nhà toán học Lê Văn Thiêm là tiến sĩ toán học đầu tiên của Việt Nam, ông sinh năm 1917. Ông sinh vào thế kỉ thứ mấy? A. Thế kỉ XIX B. Thế kỉ XX C. Thế kỉ XXI D. Thế kỉ XIV Câu 5. Ngày thứ nhất, Nam đạp xe được 2200 m. Ngày thứ hai, Nam đạp xe được nhiều hơn ngày thứ nhất 500 m. Hỏi trung bình mỗi ngày, Nam đạp xe được bao nhiêu mét? A. 2 450 m B. 1 350 m C. 1 850 m D. 2 100 m Câu 6. Tư thế của bạn Dũng trong hình vẽ tạo thành góc: A. Góc vuông B. Góc bẹt C. Góc nhọn D. Góc tù Câu 7. Mẹ mua 4 kg cam phải trả 96 000 đồng. Hỏi nếu mẹ mua 7 kg cam phải trả tất cả bao nhiêu tiền? A. 150 000 đồng B. 160 000 đồng C. 148 000 đồng D. 168 000 đồng 1
- II. TỰ LUẬN Câu 1. Đúng ghi Đ, sai ghi S: - Dãy số 101, 102, 103,104, là dãy số tự nhiên. - Số tự nhiên lớn nhất là 999 999 999. - Giá trị của chữ số 7 trong số 57 932 145 là 7 000 000. - Làm tròn số 148 560 đến hàng trăm nghìn thì được số 200 000. Câu 2. Điền số thích hợp vào chỗ chấm. a) 6 tấn 245 kg = kg b) 8 tạ 25 yến = kg c) 6 phút 39 giây = giây d) 400 năm = thế kỉ Câu 3. Chia đều 56 kg gạo thành 7 bao. Hỏi có 904 kg gạo thì chia đều được bao nhiêu bao như thế? Câu 4. Hình vẽ bên có: góc nhọn góc vuông góc tù Câu 5. Tính bằng cách thuận tiện. 1 463 + 267 + 1 537 + 873 + 1 733 2
- HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT I. TRẮC NGHIỆM Câu 1. Chọn đáp án đúng: Số 18 235 141 đọc là: A. Mười tám triệu hai trăm ba lăm nghìn một trăm bốn mốt B. Mười tám triệu hai trăm ba mươi lăm nghìn một trăm bốn mốt C. Mười tám triệu hai trăm ba mươi lăm nghìn một trăm bốn mươi mốt D. Mười tám triệu hai trăm ba lăm nghìn một trăm bốn mươi mốt Phương pháp Đọc số: Dựa vào cách đọc số có tới ba chữ số theo từng lớp, lần lượt từ lớp triệu, lớp nghìn, lớp đơn vị. Lời giải Số 18 235 141 đọc là: Mười tám triệu hai trăm ba mươi lăm nghìn một trăm bốn mươi mốt Chọn C Câu 2. Làm tròn số 73 523 625 đến hàng trăm nghìn ta được số: A. 73 500 000 B. 73 600 000 C. 73 400 000 D. 73 520 000 Phương pháp Khi làm tròn số đến hàng trăm nghìn, ta so sánh chữ số hàng chục nghìn với 5. Nếu chữ số hàng chục nghìn bé hơn 5 thì làm tròn xuống, còn lại thì làm tròn lên. Lời giải Làm tròn số 73 523 625 đến hàng trăm nghìn ta được số: 73 500 000 (vì chữ số hàng chục nghìn là 2 < 5, làm tròn xuống) Chọn A Câu 3. Chữ số 6 trong số 16 752 164 thuộc hàng , lớp A. Hàng triệu, lớp nghìn B. Hàng trăm nghìn, lớp nghìn C. Hàng triệu, lớp triệu D. Hàng chục triệu, lớp triệu Phương pháp Xác định hàng và lớp của chữ số 6 trong số đã cho. Lời giải Chữ số 6 trong số 16 752 164 thuộc hàng triệu, lớp triệu Chọn C 3
- Câu 4. Nhà toán học Lê Văn Thiêm là tiến sĩ toán học đầu tiên của Việt Nam, ông sinh năm 1917. Ông sinh vào thế kỉ thứ mấy? A. Thế kỉ XIX B. Thế kỉ XX C. Thế kỉ XXI D. Thế kỉ XIV Phương pháp Từ năm 1901 đến năm 2000 là thế kỉ XX. Lời giải Nhà toán học Lê Văn Thiêm là tiến sĩ toán học đầu tiên của Việt Nam, ông sinh năm 1917. Ông sinh vào thế kỉ XX. Chọn B Câu 5. Ngày thứ nhất, Nam đạp xe được 2 200 m. Ngày thứ hai, Nam đạp xe được nhiều hơn ngày thứ nhất 500 m. Hỏi trung bình mỗi ngày, Nam đạp xe được bao nhiêu mét? A. 2 450 m B. 1 350 m C. 1 850 m D. 2 100 m Phương pháp - Tìm số mét Nam đạp xe được trong ngày thứ hai - Số mét trung bình mỗi ngày Nam đạp xe = Tổng số mét Nam đạp xe trong 2 ngày : 2 Lời giải Ngày thứ hai Nam đạp xe được số mét là: 2 200 + 500 = 2 700 (m) Trung bình mỗi ngày, Nam đạp xe được số mét là: (2 200 + 2 700) : 2 = 2 450 (m) Đáp số: 2 450 m Chọn A Câu 6. Tư thế của bạn Dũng trong hình vẽ tạo thành góc: A. Góc vuông B. Góc bẹt C. Góc nhọn D. Góc tù Phương pháp Góc nhọn bé hơn góc vuông Góc tù lớp hơn góc vuông Góc bẹt bằng 2 lần góc vuông 4
- Lời giải Tư thế của bạn Dũng trong hình vẽ tạo thành góc nhọn. Chọn C Câu 7. Mẹ mua 4 kg cam phải trả 96 000 đồng. Hỏi nếu mẹ mua 7 kg cam phải trả tất cả bao nhiêu tiền? A. 150 000 đồng B. 160 000 đồng C. 148 000 đồng D. 168 000 đồng Phương pháp - Tìm giá tiền của 1 kg cam - Tìm giá tiền của 7 kg cam Lời giải Giá tiền của 1 kg cam là: 96 000 : 4 = 24 000 (đồng) Mẹ mua 7 kg cam phải trả số tiền là 24 000 x 7 = 168 000 (đồng) Đáp số: 168 000 đồng Chọn D II. TỰ LUẬN Câu 1. Đúng ghi Đ, sai ghi S: - Dãy số 101, 102, 103,104, là dãy số tự nhiên. - Số tự nhiên lớn nhất là 999 999 999. - Giá trị của chữ số 7 trong số 57 932 145 là 7 000 000. - Làm tròn số 148 560 đến hàng trăm nghìn thì được số 200 000. Phương pháp - Dãy số 0, 1, 2, 3, là dãy số tự nhiên - Không có số tự nhiên lớn nhất - Xác định hàng của chữ số 7 trong số đã cho từ đó xác định được giá trị của chữ số đó. - Khi làm tròn số đến hàng trăm nghìn, ta so sánh chữ số hàng chục nghìn với 5. Nếu chữ số hàng chục nghìn bé hơn 5 thì làm tròn xuống, còn lại thì làm tròn lên. Lời giải - Dãy số 101, 102, 103,104, là dãy số tự nhiên. S - Số tự nhiên lớn nhất là 999 999 999. S - Giá trị của chữ số 7 trong số 57 932 145 là 7 000 000. Đ - Làm tròn số 148 560 đến hàng trăm nghìn thì được số 200 000. S Câu 2. Điền số thích hợp vào chỗ chấm. a) 6 tấn 245 kg = kg 5
- b) 8 tạ 25 yến = kg c) 6 phút 39 giây = giây d) 400 năm = thế kỉ Phương pháp Áp dụng cách đổi: 1 tấn = 1 000 kg 1 tạ = 100 kg, 1 yến = 10 kg 1 phút = 60 giây ; 1 thế kỉ = 100 năm Lời giải a) 6 tấn 245 kg = 6 245 kg b) 8 tạ 25 yến = 800 kg + 250 kg = 1 050 kg c) 6 phút 39 giây = 399 giây d) 400 năm = 4 thế kỉ Câu 3. Chia đều 56 kg gạo thành 7 bao. Hỏi có 904 kg gạo thì chia đều được bao nhiêu bao như thế? Phương pháp - Tìm số kg gạo trong mỗi bao - Tìm số bao để đựng 904 kg gạo Lời giải Số kg gạo trong mỗi bao là: 56 : 7 = 8 (kg) Số bao để đựng hết 904 kg gạo là: 904 : 8 = 113 (bao) Đáp số: 113 bao gạo Câu 4. Hình vẽ bên có: góc nhọn góc vuông góc tù Phương pháp Quan sát hình vẽ rồi đếm số góc nhọn, góc vuông, góc tù Lời giải 6
- Hình vẽ bên có: 4 góc nhọn 6 góc vuông 2 góc tù Câu 5. Tính bằng cách thuận tiện. 1 463 + 267 + 1 537 + 873 + 1 733 Phương pháp Áp dụng tính chất giáo hoán, kết hợp để nhóm các số có tổng là số tròn nghìn với nhau. Lời giải 1 463 + 267 + 1 537 + 873 + 1 733 = (1 463 + 1 537) + (267 + 1 733) + 873 = 3 000 + 2 000 + 873 = 5 000 + 873 = 5 873 HẾT 7