Đề kiểm tra học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2023-2024 - Đề 11

THUỶ TINH – CẢM HỨNG SÁNG TẠO CỦA CON NGƯỜI

Từ xa xưa, người La Mã đã làm ra các vật dụng đơn giản bằng thuỷ tinh như li uống rượu, bình đựng thuốc, ô kính cửa sổ,...

Khoảng thế kỉ XII, tại đảo Mu-ra-nô, con người tạo ra tấm gương đầu tiên bằng cách phủ một lớp kim loại làm từ thuỷ ngân và thép lên mặt sau của tấm kính giúp hình ảnh phản chiếu chân thực.

Khoảng thế kỉ XIII, những người thợ thuỷ tinh ở Ý đã tạo ra thấu kính đầu tiên là những tấm thuỷ tinh có hình đĩa nhỏ, lồi ở trung tâm. Nhờ đó, cặp kính ra đời giúp con người đọc chữ rõ hơn.

Năm 1590, tại Hà Lan, hai cha con Han-xơ và Giây-xơn đã tạo ra kính hiển vi nhờ xếp hai thấu kính trước sau để phóng đại vật quan sát. Nhờ nó, con người phát hiện ra sự tồn tại của các tế bào.

Khoảng 20 năm sau đó, một nhóm thợ kính người Hà Lan, trong đó có Giây-xơn đã phát minh ra kính thiên văn. Tháng 1 năm 1610, Ga-li-lê (nhà khoa học người Ý) đã dùng kính thiên văn để quan sát các vệ tinh của Mộc tinh, khẳng định dấu chấm hết cho quan điểm mọi vật thể ngoài vũ trụ đều quay quanh Trái Đất.

(Theo Xti-vần Giôn-xơn)

1. Thuỷ tinh lần đầu được làm ra bởi người dân ở đâu?

A. Ở nước Ý C. Ở Hà Lan

B. Ở La Mã D. Ở Mu-ra-nô

2. Thợ thủ công ở Mu-ra-nô đã sáng tạo ra vật dụng gì từ thuỷ tinh?

A. Ly rượu C. Gương soi

B. Ô cửa kính D. Kính mắt

3. Thấu kính được sáng tạo ở thế kỉ XIII có đặc điểm gì dưới đây?

A. Có hình đĩa nhỏ, lồi ở trung tâm.

B. Phủ một lớp kim loại từ thuỷ ngân và thép.

C. Được đặt theo vị trí trước sau.

D. Được dùng để làm kính hiển vi.

4. Kính hiển vi giúp ích gì cho loài người?

A. Giúp đọc chữ rõ hơn.

B. Giúp phát hiện ra tế bào.

C. Giúp quan sát được bản thân.

D. Giúp quan sát các vì sao.

docx 4 trang Mạnh Đạt 07/06/2024 1680
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2023-2024 - Đề 11", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_2_mon_tieng_viet_lop_4_nam_hoc_2023_2024.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2023-2024 - Đề 11

  1. ĐỀ 11 Đọc THUỶ TINH – CẢM HỨNG SÁNG TẠO CỦA CON NGƯỜI Từ xa xưa, người La Mã đã làm ra các vật dụng đơn giản bằng thuỷ tinh như li uống rượu, bình đựng thuốc, ô kính cửa sổ, Khoảng thế kỉ XII, tại đảo Mu-ra-nô, con người tạo ra tấm gương đầu tiên bằng cách phủ một lớp kim loại làm từ thuỷ ngân và thép lên mặt sau của tấm kính giúp hình ảnh phản chiếu chân thực. Khoảng thế kỉ XIII, những người thợ thuỷ tinh ở Ý đã tạo ra thấu kính đầu tiên là những tấm thuỷ tinh có hình đĩa nhỏ, lồi ở trung tâm. Nhờ đó, cặp kính ra đời giúp con người đọc chữ rõ hơn. Năm 1590, tại Hà Lan, hai cha con Han-xơ và Giây-xơn đã tạo ra kính hiển vi nhờ xếp hai thấu kính trước sau để phóng đại vật quan sát. Nhờ nó, con người phát hiện ra sự tồn tại của các tế bào. Khoảng 20 năm sau đó, một nhóm thợ kính người Hà Lan, trong đó có Giây- xơn đã phát minh ra kính thiên văn. Tháng 1 năm 1610, Ga-li-lê (nhà khoa học người Ý) đã dùng kính thiên văn để quan sát các vệ tinh của Mộc tinh, khẳng định dấu chấm hết cho quan điểm mọi vật thể ngoài vũ trụ đều quay quanh Trái Đất. (Theo Xti-vần Giôn-xơn) 1. Thuỷ tinh lần đầu được làm ra bởi người dân ở đâu? A. Ở nước Ý C. Ở Hà Lan B. Ở La Mã D. Ở Mu-ra-nô 2. Thợ thủ công ở Mu-ra-nô đã sáng tạo ra vật dụng gì từ thuỷ tinh? A. Ly rượu C. Gương soi B. Ô cửa kính D. Kính mắt 3. Thấu kính được sáng tạo ở thế kỉ XIII có đặc điểm gì dưới đây? A. Có hình đĩa nhỏ, lồi ở trung tâm. B. Phủ một lớp kim loại từ thuỷ ngân và thép. C. Được đặt theo vị trí trước sau. D. Được dùng để làm kính hiển vi. 4. Kính hiển vi giúp ích gì cho loài người? A. Giúp đọc chữ rõ hơn.
  2. B. Giúp phát hiện ra tế bào. C. Giúp quan sát được bản thân. D. Giúp quan sát các vì sao. 5. Nhờ kính thiên văn, Ga-li-lê đã chứng minh được điều gì? 6. Trong đoạn thơ sau, những sự vật nào được nhân hoá và nhân hoá bằng cách nào? Em hãy viết thông tin thích hợp vào bảng ở dưới. Đầm sen bát ngát hồng tươi Có anh chim chích tìm mồi ngẩn ngơ Mặt trời lặn xuống bất ngờ Cảnh sen khép lại chẳng chừa lối ra! Sáng ngày sen mở cửa ra Mừng rơn chim vội bay lên giữa trời! Thơm thơm từ mỏ đến đuôi Sau đêm ngủ trọ tuyệt vời giữa hoa (Nguyễn Hoàng Sơn) Sự vật được Cách nhân hoá nhân hóa Gọi bằng từ ngữ gọi người Tả bằng từ ngữ tả đặc điểm của người 7. Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn thành các câu sử dụng biện pháp nhân hóa. Nhìn hai bên ven sông thật tươi đẹp và đông vui. Những (anh/ con) gọng vó đen sạm, gầy và cao, nghênh cặp chân gọng vó đứng trên bãi lầy nhìn theo hai tôi. (Những chị/ Đàn) cua kềnh cũng giương đôi mắt lồi, âu yếm ngó theo hai tôi với muôn vẻ quý mến. (Các bé/ Những đám) săn sắt và cá thầu dầu thoảng gặp đâu cũng lăng xăng cố bơi theo bè hai tôi hoan nghênh vàng cả mặt nước. (Theo Tô Hoài) 8. Đặt 1 – 2 câu miêu tả hoạt động của một loài vật có sử dụng biện pháp nhân hóa. 9. Viết tiếp sau câu chủ đề cho sẵn để hoàn thành đoạn văn tưởng tượng về kết thúc của truyện Con vẹt xanh (Tiếng Việt 4, tập một). Chú ý đảm bảo các yêu cầu: – Có lời nói của nhân vật Tú – Có câu miêu tả vẻ mặt, hành động của Tú và anh trai – Có lời đáp lại của anh trai
  3. Tú ân hận quá vì đã luôn cằn nhằn mỗi khi anh gọi. Chợt trong nhà vang lên tiếng của anh trai: "Tú ơi ".