Đề kiểm tra học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2023-2024 - Đề 13

KINH NGHIỆM HUẤN LUYỆN NGỰA

Một người Ả-rập rất giỏi huấn luyện ngựa thành những con thiên lí mã, nên được tôn xưng là “mã thần”.

Mỗi buổi sáng, ông cho đàn ngựa chạy theo vòng tròn, trong đàn có cả những con ngựa to khoẻ và những con ngựa còn rất nhỏ. Trong khi đó, trợ thủ của ông vừa chỉ huy đàn ngựa vừa bám lấy yên ngựa, nhảy sang trái rồi nhảy sang phải như biểu diễn xiếc.

Đến trưa, lúc mặt trời gay gắt nhất, hai thầy trò "mã thần" cho đàn ngựa phi thẳng về phía sa mạc. Đến chiều, họ trở về với hai con dao cong trong tay, hệt như đi đánh trận.

Có người hỏi:

- Tại sao ông lại cho cả đàn ngựa chạy vòng quanh vậy?

- Bởi vì tôi muốn dạy những con ngựa con biết đi sau những con ngựa lớn, học nghe khẩu lệnh và phục tùng. Không có ngựa lớn dẫn dắt thì rất khó dạy ngựa con. Nếu tôi là người thầy, thì ngựa lớn chính là phụ huynh. Tôi giáo dục ở trường, cha mẹ dẫn dắt ở nhà, bất kể mặt nào cũng không thể thiếu.

- Vậy trợ thủ của ông bám vào yên ngựa, nhảy qua nhảy lại để làm gì?

- Để dạy cho ngựa biết cách giữ thăng bằng.

Thấy người đó háo hức nghe, ông nói tiếp:

- Còn cưỡi ngựa lúc giữa trưa vào sa mạc nóng như thiêu như đốt là cách để dạy ngựa phi nhanh, chúng phải biết rằng nếu không chạy thật nhanh thi sẽ không thoát khỏi sa mạc. Con dao cong được dùng để kích thích mắt ngựa, đồng thời âm thanh loảng xoảng của các vòng kim loại gắn trên thân dạo cũng thử thách sự bình tĩnh của ngựa. Sau quá trình huấn luyện khắc nghiệt này, chúng tôi sẽ nhận ra con nào có khả năng trở thành thiên lí mã.

(Theo Điều bình dị thông thái)

Thiên lí mã: ngựa đi ngàn dặm đường (thiên: một nghìn, lí: dặm đường, mã: ngựa), ý chỉ ngựa khoẻ và chạy rất nhanh.

Trả lời câu hỏi và làm bài tập

1. Một con ngựa tốt được gọi là gì?

A. Mã thần

B. Thiên lí mã

C. Bạch mã

D. Chiến mã

docx 3 trang Mạnh Đạt 07/06/2024 980
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2023-2024 - Đề 13", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_2_mon_tieng_viet_lop_4_nam_hoc_2023_2024.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2023-2024 - Đề 13

  1. ĐỀ 13 Đọc KINH NGHIỆM HUẤN LUYỆN NGỰA Một người Ả-rập rất giỏi huấn luyện ngựa thành những con thiên lí mã, nên được tôn xưng là “mã thần”. Mỗi buổi sáng, ông cho đàn ngựa chạy theo vòng tròn, trong đàn có cả những con ngựa to khoẻ và những con ngựa còn rất nhỏ. Trong khi đó, trợ thủ của ông vừa chỉ huy đàn ngựa vừa bám lấy yên ngựa, nhảy sang trái rồi nhảy sang phải như biểu diễn xiếc. Đến trưa, lúc mặt trời gay gắt nhất, hai thầy trò "mã thần" cho đàn ngựa phi thẳng về phía sa mạc. Đến chiều, họ trở về với hai con dao cong trong tay, hệt như đi đánh trận. Có người hỏi: - Tại sao ông lại cho cả đàn ngựa chạy vòng quanh vậy? - Bởi vì tôi muốn dạy những con ngựa con biết đi sau những con ngựa lớn, học nghe khẩu lệnh và phục tùng. Không có ngựa lớn dẫn dắt thì rất khó dạy ngựa con. Nếu tôi là người thầy, thì ngựa lớn chính là phụ huynh. Tôi giáo dục ở trường, cha mẹ dẫn dắt ở nhà, bất kể mặt nào cũng không thể thiếu. - Vậy trợ thủ của ông bám vào yên ngựa, nhảy qua nhảy lại để làm gì? - Để dạy cho ngựa biết cách giữ thăng bằng. Thấy người đó háo hức nghe, ông nói tiếp: - Còn cưỡi ngựa lúc giữa trưa vào sa mạc nóng như thiêu như đốt là cách để dạy ngựa phi nhanh, chúng phải biết rằng nếu không chạy thật nhanh thi sẽ không thoát khỏi sa mạc. Con dao cong được dùng để kích thích mắt ngựa, đồng thời âm thanh loảng xoảng của các vòng kim loại gắn trên thân dạo cũng thử thách sự bình tĩnh của ngựa. Sau quá trình huấn luyện khắc nghiệt này, chúng tôi sẽ nhận ra con nào có khả năng trở thành thiên lí mã. (Theo Điều bình dị thông thái) Thiên lí mã: ngựa đi ngàn dặm đường (thiên: một nghìn, lí: dặm đường, mã: ngựa), ý chỉ ngựa khoẻ và chạy rất nhanh. Trả lời câu hỏi và làm bài tập 1. Một con ngựa tốt được gọi là gì?
  2. A. Mã thần B. Thiên lí mã C. Bạch mã D. Chiến mã 2. Vì sao người Ả-rập trong bài được gọi là “mã thần”? A. Vì ông huấn luyện ngựa giỏi như thần. B. Vì ông chỉ huấn luyện ngựa thần. C. Vì ông luyện ngựa bằng phép thần. D. Vì ngựa của ông làm xiếc như thần. 3. Hằng ngày, “mã thần" người Ả-rập huấn luyện ngựa như thế nào? • Buổi sáng • Buổi trưa • Buổi chiều 4. Người huấn luyện ngựa nhảy qua nhảy lại hai bên yên ngựa để làm gì? A. Để ngựa biết biểu diễn xiếc B. Để ngựa biết giữ thăng bằng. C. Để ngựa biết phục tùng. D. Để ngựa biết nghe hiệu lệnh. 5. Mã thần cưỡi ngựa vào sa mạc lúc giữa trưa để làm gì? A. Để luyện cho ngựa phi nhanh. B. Để luyện cho ngựa chịu nắng nóng. C. Để luyện cho ngựa chịu được cát bỏng. D. Để luyện cho ngựa chịu được cơn khát. 6. Em có nhận xét gì về kinh nghiệm huấn luyện ngựa của "mã thần”? 7. Tìm tính từ trong đoạn văn có nghĩa phù hợp với từng nhóm nghĩa dưới đây: Còn cưỡi ngựa lúc giữa trưa vào sa mạc nóng như thiêu như đốt là cách để dạy ngựa phi nhanh, chúng phải biết rằng nếu không chạy thật nhanh thì sẽ không thoát khỏi sa mạc. Con dao cong được dùng để kích thích mắt ngựa, đồng thời âm thanh loảng xoảng của các vòng kim loại gắn trên thân dao cũng thử thách sự bình tĩnh của ngựa. Sau quá trình huấn luyện khắc nghiệt này, chúng tôi sẽ nhận ra con nào có khả năng trở thành thiên lí mã. Đặc điểm của sa mạc Tốc độ chạy của ngựa Hình dáng con dao
  3. Âm thanh mà con dao tạo ra Tính chất của quá trình huấn luyện ngựa 8. Đọc hai đoạn văn dưới đây của nhà văn Tô Hoài và thực hiện yêu cầu ở dưới. (1) Trời đã bắt đầu mưa. Những hạt nước nặng rơi lộp độp trên mái nhà, trên là mướp, trên lá chuối. Nó kêu lùng tùng như người ta đánh trống. Mưa càng ngày càng mạnh, càng nhiều. Nó rào rào như có người đổ nước ở trên trời xuống. (2) Sáng hôm sau, trời đổ mưa xuống đều đều nhưng không to lắm, vòm không mù trắng những nước. Và trời cứ mưa đều đều, lai rai, nhỏ nhỏ như thế, hết ngày ấy sang ngày khác. a. Tìm các tính từ miêu tả tiếng mưa trong đoạn 1 b. Tìm các tính từ miêu tả đặc điểm cơn mưa trong đoạn 2 c. Gọi tên cơn mưa được tả ở mỗi đoạn văn. 9. Đặt 2 câu nói về đặc điểm của một loài vật mà em yêu thích. 10. Viết đơn xin tham gia câu lạc bộ năng khiếu của trường. G: - Trình bày đơn đúng với quy định trong mục Ghi nhớ (trang 104, Tiếng Việt 4, tập một). – Trong nội dung đơn cần nêu rõ sở thích và năng khiếu của mình là gì. (thể thao vẽ/ tiếng Anh/ múa/ hát, )