Đề kiểm tra học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2023-2024 - Đề 6

ĐÔI BẠN

Thế là niềm ao ước của Sơn là được đi trên con đường xuống huyện đã thành sự thật. Thầy Văn đã thực hiện lời hứa chở em đi trên con đường đó bằng xe máy.

Năm kia, ngay từ những ngày đầu về dạy học ở bản, thầy đã gặp Sơn. Thương Sơn gầy yếu, hoàn cảnh khó khăn, thầy đã ngày ngày đưa em đến trường. Dù có xe đạp, thầy vẫn đi bộ và cõng em, vì quãng đường đến lớp của Sơn không dùng xe được. Nay thầy đã có xe máy. Chiếc xe máy cũ thầy mua ở chợ huyện chở hai người đi trên con đường rải nhựa mịn màng. Từ lâu, Sơn đã trông thấy con đường vắt qua sườn núi bên kia. Có lần ra suối cùng mẹ, Sơn lại thấy hình như con đường ấy vừa khuất lại hiện ra rồi vòng sang hướng khác.

“Để xem sáng nay mình đi với thầy Văn xem con đường ấy thế nào". Thầy chạy xe chầm chậm để Sơn được nhìn ngắm xung quanh. Thầy vừa đi vừa giải thích vắn tắt, dễ hiểu về con đường và luật giao thông. Đường rộng gấp mấy lần đường trong bản mà lại phẳng phiu, phía nào có vực thẳm thì phía đó có chôn cắm cột và thanh chắn ngang. Đoạn gần thị trấn có vạch sơn trắng ở giữa nhằm hướng dẫn xe cộ luôn đi bên phải. Những chỗ vòng khuất lại có biển báo nguy hiểm.

Có cảnh này Sơn thấy rất thích thú. Đường lượn vòng qua hết núi này đến núi kia, thế mà bên dưới lòng thung, con suối cứ đi theo. Suối đi theo bên cạnh con đường, thoắt ẩn, thoắt hiện, chợt cao, chợt thấp. Nếu có đoạn trèo lên cao quả thì suối vẫn róc rách, ẩm ào bên dưới. Và khi xuống đến thị trấn thì con suối lại hiền lành chảy sát bên đường. Đường hạ thấp xuống để đi đôi cùng suối.

A, đúng rồi! Đường và suối cũng như Sơn và thầy Văn vậy.

(Theo Phạm Đình Ân)

Trả lời câu hỏi và làm bài tậ

1. Sơn có ao ước gì?

A. Được đi trên con đường xuống huyện.

B. Được thầy Văn ngày ngày đưa em đến trường.

C. Được học thầy giáo Văn.

D. Được thầy Văn chở bằng xe máy.

2. Những ngày đầu về bản dạy học, thầy Văn đã làm gì để giúp đỡ Sơn?

A. Ngày ngày công Sơn đến trường.

B. Chở Sơn xuống huyện.

C. Dạy chữ cho Sơn.

D. Hai ý B và C.

docx 4 trang Mạnh Đạt 07/06/2024 1400
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2023-2024 - Đề 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_2_mon_tieng_viet_lop_4_nam_hoc_2023_2024.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2023-2024 - Đề 6

  1. ĐỀ 6 Đọc ĐÔI BẠN Thế là niềm ao ước của Sơn là được đi trên con đường xuống huyện đã thành sự thật. Thầy Văn đã thực hiện lời hứa chở em đi trên con đường đó bằng xe máy. Năm kia, ngay từ những ngày đầu về dạy học ở bản, thầy đã gặp Sơn. Thương Sơn gầy yếu, hoàn cảnh khó khăn, thầy đã ngày ngày đưa em đến trường. Dù có xe đạp, thầy vẫn đi bộ và cõng em, vì quãng đường đến lớp của Sơn không dùng xe được. Nay thầy đã có xe máy. Chiếc xe máy cũ thầy mua ở chợ huyện chở hai người đi trên con đường rải nhựa mịn màng. Từ lâu, Sơn đã trông thấy con đường vắt qua sườn núi bên kia. Có lần ra suối cùng mẹ, Sơn lại thấy hình như con đường ấy vừa khuất lại hiện ra rồi vòng sang hướng khác. “Để xem sáng nay mình đi với thầy Văn xem con đường ấy thế nào". Thầy chạy xe chầm chậm để Sơn được nhìn ngắm xung quanh. Thầy vừa đi vừa giải thích vắn tắt, dễ hiểu về con đường và luật giao thông. Đường rộng gấp mấy lần đường trong bản mà lại phẳng phiu, phía nào có vực thẳm thì phía đó có chôn cắm cột và thanh chắn ngang. Đoạn gần thị trấn có vạch sơn trắng ở giữa nhằm hướng dẫn xe cộ luôn đi bên phải. Những chỗ vòng khuất lại có biển báo nguy hiểm. Có cảnh này Sơn thấy rất thích thú. Đường lượn vòng qua hết núi này đến núi kia, thế mà bên dưới lòng thung, con suối cứ đi theo. Suối đi theo bên cạnh con đường, thoắt ẩn, thoắt hiện, chợt cao, chợt thấp. Nếu có đoạn trèo lên cao quả thì suối vẫn róc rách, ẩm ào bên dưới. Và khi xuống đến thị trấn thì con suối lại hiền lành chảy sát bên đường. Đường hạ thấp xuống để đi đôi cùng suối. A, đúng rồi! Đường và suối cũng như Sơn và thầy Văn vậy. (Theo Phạm Đình Ân) Trả lời câu hỏi và làm bài tậ 1. Sơn có ao ước gì? A. Được đi trên con đường xuống huyện. B. Được thầy Văn ngày ngày đưa em đến trường. C. Được học thầy giáo Văn. D. Được thầy Văn chở bằng xe máy. 2. Những ngày đầu về bản dạy học, thầy Văn đã làm gì để giúp đỡ Sơn?
  2. A. Ngày ngày công Sơn đến trường. B. Chở Sơn xuống huyện. C. Dạy chữ cho Sơn. D. Hai ý B và C. 3. Sau này, khi được ngồi sau xe thầy, Sơn thấy con đường xuống huyện như thế nào? (chọn các ý đúng) A. Con đường vắt qua sườn núi bên kia B. Đường rộng gấp mấy lần đường trong bản mà lại phẳng phiu. C. Giống với con đường Sơn ra suối cùng mẹ. D. Con đường rải nhựa mịn màng. 4. Trên đường xuống huyện, thầy Văn nói những gì? A. Giải thích vắn tắt về con đường và những con suối. B. Giải thích vì sao quãng đường đến lớp của Sơn không dùng xe được. C. Giải thích về đường trong bản và luật đi đường trong bản. D. Giải thích về con đường và luật giao thông. 5. Trên đường xuống huyện, cảnh gì khiến Sơn thích thứ? A. Đường lượn vòng suối cũng lượn vòng. B. Đường đi đâu suối đi đó như đôi bạn. C. Đường trên cao, suối dưới thấp. D. Suối cắt ngang đường. 6. Theo em, đôi bạn trong câu chuyện này là ai? A. Thầy Văn và Sơn B. Đường và suối C. Thầy Văn và chiếc xe máy cũ D. Hai ý A và B 7. Tìm động từ trong hai đoạn văn sau: a. Những ngày nằm chờ cho lông cánh, lông đuôi mọc đủ, hai chú chim khuyên khao khát được bay để ngắm vòm trời xanh ngắt, ngắm thảm cỏ mịn màng, nhìn ra nơi mịt mù xa xa kia biết bao nhiêu là thử lạ lùng. Chim anh nở trước, được mẹ dìu rời tổ trước. Khi về nghe chim anh kể, chim em cứ rộn cả lên. (Phong Thu) b. Chim em đứng lên rũ cánh, định bay trở về tổ. Nhưng buồn quá, chú ta chỉ bốc mình lên khỏi mặt đất được một đoạn ngắn thì lại rơi bịch xuống đất. Cứ thế, chim em vừa rên rỉ vừa nhảy chuyền quanh gốc cây, không bay về tổ được. Chim em sợ
  3. quá vội chui vào một lùm cây gần đấy chờ mẹ về. Chờ mãi, chờ mãi, chim em ngủ thiếp đi lúc nào không biết nữa. (Phong Thu) 8. Theo em, từ nào có thể thay thế cho mỗi từ in đậm dưới đây: a. Thầy chạy1 xe chầm chậm cho em học sinh ngoan mà thầy yêu quý 2 được nhìn ngắm3 xung quanh hai bên đường. Thầy vừa đi vừa giải thích 4 vắn tắt, dễ hiểu về con đường và luật giao thông. b. Chuột ta gặm 1 vách nhà. Một cái khe hở hiện ra. Chuột chui 2 qua khe và tìm3 được rất nhiều thức ăn. Là một con chuột tham lam nên chuột ăn 4 nhiều quá, nhiều đến mức bụng chuột phình5 to ra. Đến sáng, chuột tim đường trở về6 ổ, nhưng bụng to quá, chuột không sao lách7 qua khe hở được. (Truyện dân gian) 9. Đặt câu có dùng từ chỉ hoạt động, trạng thái để nói về bạn Sơn trong câu chuyện Đôi bạn. 10. Viết đoạn văn thuật lại hành trình xuống huyện của hai thầy trò Sơn trong câu chuyện Đôi bạn.