Đề kiểm tra học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2023-2024 - Đề 9

MỐI QUAN HỆ CỦA CÁC LOÀI VẬT TRONG TỰ NHIÊN

(1) “Cặp bạn thân” linh dương và khỉ đầu chó

Chúng đều là con mồi của những thợ đi săn cừ khôi trên đồng cỏ. Linh dương dùng đôi tai dài của mình để nghe ngóng, còn khỉ đầu chó có thể quan sát kĩ lưỡng mọi thứ xung quanh. Chúng thường kiếm ăn ở gần nhau để cảnh báo cho nhau về những mối nguy hiểm đang đến gần. Chúng giao tiếp với nhau bằng âm thanh, mùi hương hoặc cử chỉ và biểu cảm khuôn mặt (chỉ ở khỉ đầu chó).

(2) Sự hợp tác ăn ý giữa lửng mật và chim săn mật ong

Chim săn mật ong có nhiệm vụ quan sát, tìm tổ ong và dẫn đường. Chúng thường rít lên những tiếng chói tai và ra hiệu bằng đuôi cho lửng mật đi theo. Khi đến nơi, lửng mật vì có lớp da dày cứng cáp như tấm áo giáp, không sợ bị ong đốt nên sẽ đảm nhiệm phá tổ ong. Sau đó chúng sẽ cùng nhau thưởng thức bữa ăn.

(Theo Việt Trung)

Trả lời câu hỏi và làm bài tập

1. Vì sao linh dương và khỉ đầu chó ở gần nhau?

A. Vì chúng chia sẻ thức ăn cho nhau.

B. Vì chúng cảnh báo nguy hiểm cho nhau.

C. Vì chúng vui khi giao tiếp với nhau.

D. Vì chúng cùng kiếm một loại thức ăn.

2. Giác quan nào của linh dương hiệu quả nhất trong việc phát hiện nguy hiểm?

A. Thính giác

B. Thị giác

C. Khứu giác

D. Vị giác

3 Chim săn mật ong dẫn đường cho lửng mật bằng những cách nào?

A. Tạo ra mùi hương và tiếng rít.

B. Tạo ra tiếng rít, ra hiệu bằng đuôi.

C. Biểu cảm khuôn mặt, ra hiệu bằng đuôi.

D. Tạo ra mùi hương, ra hiệu bằng đuôi.

docx 3 trang Mạnh Đạt 07/06/2024 1460
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2023-2024 - Đề 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_2_mon_tieng_viet_lop_4_nam_hoc_2023_2024.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2023-2024 - Đề 9

  1. Đề 9 Đọc MỐI QUAN HỆ CỦA CÁC LOÀI VẬT TRONG TỰ NHIÊN (1) “Cặp bạn thân” linh dương và khỉ đầu chó Chúng đều là con mồi của những thợ đi săn cừ khôi trên đồng cỏ. Linh dương dùng đôi tai dài của mình để nghe ngóng, còn khỉ đầu chó có thể quan sát kĩ lưỡng mọi thứ xung quanh. Chúng thường kiếm ăn ở gần nhau để cảnh báo cho nhau về những mối nguy hiểm đang đến gần. Chúng giao tiếp với nhau bằng âm thanh, mùi hương hoặc cử chỉ và biểu cảm khuôn mặt (chỉ ở khỉ đầu chó). (2) Sự hợp tác ăn ý giữa lửng mật và chim săn mật ong Chim săn mật ong có nhiệm vụ quan sát, tìm tổ ong và dẫn đường. Chúng thường rít lên những tiếng chói tai và ra hiệu bằng đuôi cho lửng mật đi theo. Khi đến nơi, lửng mật vì có lớp da dày cứng cáp như tấm áo giáp, không sợ bị ong đốt nên sẽ đảm nhiệm phá tổ ong. Sau đó chúng sẽ cùng nhau thưởng thức bữa ăn. (Theo Việt Trung) Trả lời câu hỏi và làm bài tập 1. Vì sao linh dương và khỉ đầu chó ở gần nhau? A. Vì chúng chia sẻ thức ăn cho nhau. B. Vì chúng cảnh báo nguy hiểm cho nhau. C. Vì chúng vui khi giao tiếp với nhau. D. Vì chúng cùng kiếm một loại thức ăn. 2. Giác quan nào của linh dương hiệu quả nhất trong việc phát hiện nguy hiểm? A. Thính giác B. Thị giác C. Khứu giác D. Vị giác 3 Chim săn mật ong dẫn đường cho lửng mật bằng những cách nào? A. Tạo ra mùi hương và tiếng rít. B. Tạo ra tiếng rít, ra hiệu bằng đuôi. C. Biểu cảm khuôn mặt, ra hiệu bằng đuôi. D. Tạo ra mùi hương, ra hiệu bằng đuôi.
  2. 4. Theo tác giả, vì sao lửng mật làm nhiệm vụ phá tổ ong? 5. Theo em, ý nghĩa của bài đọc trên là gi? A. Các loài vật trong tự nhiên đang gặp nguy hiểm. B. Các loài vật trong tự nhiên đang giao tranh khốc liệt. C. Các loài vật trong tự nhiên biết hợp lực với nhau. D. Các loài vật trong tự nhiên đang gặp khó khăn trong kiếm ăn. 6. Sắp xếp các từ được gạch dưới trong đoạn truyện dưới đây vào nhóm thích hợp. Mạc Đĩnh Chi là người huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Sau khi thi đỗ, ông làm quan trải qua bốn triều vua: Trần Anh Tông, Trần Minh Tông, Trần Hiến Tông, Trần Dụ Tông. Ông được cử đi sứ hai lần sang Trung Quốc (thời nhà Nguyên). Lần đi sứ ở Yên Kinh, nhân lúc nhàn rỗi đi dạo phố, Mạc Đĩnh Chi thấy trước cửa nhà một người có treo biển tự xưng là trạng cờ. Ông bèn vào để thử tài cao thấp. Hai người chơi ván cờ suốt ba ngày mà vẫn chưa phân thắng bại. Bất ngờ, Mạc Đĩnh Chi đi nước cờ cao tay, khiến trạng cờ phải bái phục, liền gói bộ cờ quý và tấm bảng trạng cờ tặng cho Mạc Đĩnh Chi. (Theo Vũ Ngọc Khánh) Danh từ chung Danh từ riêng Chỉ người Chỉ sự vật Tên người Tên địa lí 7. Lựa chọn câu chủ đề phù hợp cho đoạn văn sau. Dọc hai bên đường là những cây cảnh, hoa Tết, các chậu sứ trồng cây và các món đồ trang trí đủ màu sắc được bày bán phong phú. Khắp phố phường là đèn xe, đèn đường và những chậu cây xanh đỏ, những món đồ đủ màu sắc tươi vui. Tiếng còi xe, tiếng hỏi giá, tiếng chào mời hoà vào nhau rộn ràng. a. Giáp Tết, phố phường vẫn như thường ngày. b. Cảnh đường phố những ngày giáp Tết thật tươi vui, rộn rã. c. Những ngày giáp Tết, phố phường như vắng lặng hơn. 8. Viết bài văn thuật lại một công việc mà em và người thân hoặc bạn bè đã hỗ trợ nhau cùng hoàn thành. G: - Em chọn thuật lại công việc gì? Công việc đó diễn ra khi nào, ở đâu? - Em đã thực hiện công việc đó cùng những ai? - Mỗi người cùng hỗ trợ nhau thực hiện công việc như thế nào?
  3. - Cảm xúc của mọi người như thế nào khi công việc được hoàn thành?