Đề kiểm tra học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2023-2024 - Đề 2 (Có đáp án)

CHUYỆN VỀ HAI HẠT LÚA

Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy.

Một hôm, người chủ định đem gieo chúng trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lí tưởng để trú ngụ". Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó.

Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới mẻ ở ngoài cánh đồng.

Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì, nó chết dần. Trong khi đó, dù hạt lúa thứ hai bị nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới.

1.2 Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu 1 (0,5 điểm). Hai hạt lúa trong bài có đặc điểm như thế nào?

A. Tốt, xinh đẹp, vàng óng. B. Tốt, to khỏe và chắc mẩy.

C. Vàng óng, trĩu hạt, chắc mẩy. D. Vàng óng, to khỏe và trĩu hạt.

Câu 2 (0,5 điểm). Hạt lúa thứ nhất có suy nghĩ và hành động như thế nào?

A. Muốn được cuộc sống mới của cây lúa.

B. Muốn mãi mãi là hạt lúa đầy chất dinh dưỡng và lăn vào góc khuất để yên thân.

C. Lăn vào góc khuất để được yên thân và mọc thành cây lúa.

D. Muốn bắt đầu cuộc đời mới ở ngoài cánh đồng.

docx 3 trang Mạnh Đạt 07/06/2024 1260
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2023-2024 - Đề 2 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_4_nam_hoc_2023_2024.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2023-2024 - Đề 2 (Có đáp án)

  1. KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023-2024 MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 (Thời gian làm bài 60 phút) 1. Đọc hiểu (5đ) 1.1 Đọc thầm bài sau CHUYỆN VỀ HAI HẠT LÚA Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy. Một hôm, người chủ định đem gieo chúng trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lí tưởng để trú ngụ". Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó. Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới mẻ ở ngoài cánh đồng. Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì, nó chết dần. Trong khi đó, dù hạt lúa thứ hai bị nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới. 1.2 Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng Câu 1 (0,5 điểm). Hai hạt lúa trong bài có đặc điểm như thế nào? A. Tốt, xinh đẹp, vàng óng. B. Tốt, to khỏe và chắc mẩy. C. Vàng óng, trĩu hạt, chắc mẩy. D. Vàng óng, to khỏe và trĩu hạt. Câu 2 (0,5 điểm). Hạt lúa thứ nhất có suy nghĩ và hành động như thế nào? A. Muốn được cuộc sống mới của cây lúa. B. Muốn mãi mãi là hạt lúa đầy chất dinh dưỡng và lăn vào góc khuất để yên thân. C. Lăn vào góc khuất để được yên thân và mọc thành cây lúa. D. Muốn bắt đầu cuộc đời mới ở ngoài cánh đồng. Câu 3 (0,5 điểm). Vì sao hạt lúa thứ nhất không muốn được đem gieo xuống đất mà lại “chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó”? A. Vì hạt lúa sợ thân mình bị nát tan trong đất. B. Vì hạt lúa thích bóng tối trong kho thóc. C. Vì hạt lúa rất sợ nước và ánh sáng. D. Vì hạt lúa sợ sẽ bị mang đi bán cho người khác. Câu 4 (0,5 điểm). Tại sao hạt lúa thứ hai lại mong muốn được gieo xuống đất? A. Vì hạt lúa thấy sung sướng khi bắt đầu một cuộc đời mới. B. Vì hạt lúa thấy thích thú khi được thay đổi chỗ ở mới. C. Vì hạt lúa nghĩ rằng ở trong lòng đất sẽ được an toàn, D. Vì hạt lúa muốn được lăn mình xuống đồng ruộng có nước.
  2. Câu 5 (1,0 điểm) Câu chuyện trên muốn nói với em điều gì? Câu 6 (0,5 điểm) : Những từ “chậm rãi, nhanh chóng, vội vàng, lề mề” là thuộc từ loại nào? A. Động từ. B. Danh từ C. Tính từ. Câu 7 (0,5 điểm) : Dòng nào dưới đây viết đúng quy tắc viết tên cơ quan, tổ chức? A. Đài Tiếng Nói Việt Nam. B. Bộ khoa học và công nghệ. C. Đài truyền hình Việt nam. D. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Câu 8 (1 điểm) Đặt 2 câu có hình ảnh nhân hóa nói về cảnh vật, hiện tượng tự nhiên. 2. Viết bài văn (5 điểm ) Viết bài văn miêu tả một con vật nuôi mà em thích nhất.
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM TIẾNG VIỆT 4 HỌC KÌ I 1. Đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt (5 điểm) 2. Đọc hiểu (5 điểm) Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 6 Câu 7 B B A C C D 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ Câu 5. (1,0 điểm) HS rút ra từ câu chuyện VD: Can đảm, dám đương đầu với khó khăn thử thách thì sẽ thành công. Câu 8 (1,0 điểm) HS đặt 2 câu phù hợp. Mỗi câu 0,5 điểm. VD: Những chú sao đang dạo chơi trên bầu trời 2. Viết bài văn (5 điểm ) - Học sinh viết được bài văn tả một con vật nuôi mà em thích. Các chi tiết miêu tả phải phù hợp với đặc điểm của con vật, thể hiện rõ kĩ năng quan sát, miêu tả, lời văn sinh động, tự nhiên. Trình bày bài rõ ràng, sạch sẽ. Bố cục rõ ràng, cân đối, đủ 3 phần. Cụ thể: - Mở bài(0,5đ): Giới thiệu con vật em định tả. - Thân bài (4đ) + Miêu tả đặc điểm ngoại hình của con vật. + Miêu tả hoạt động và thói quen của con vật. - Kết bài (0,5đ). Nêu tình cảm hoặc suy nghĩ, cảm xúc, điều mong muốn của em đối với con vật. ( Tuỳ theo mức độ bài làm của học sinh, giáo viên chấm điểm cho phù hợp.)