Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2022-2023 - Đề số 2 (Có đáp án)

2. Đọc thầm
CÔ GIÁO VÀ HAI EM NHỎ
Nết sinh ra đã bất hạnh với bàn chân trái thiếu ba ngón. Càng lớn, đôi chân Nết lại càng teo đi và rồi Nết phải bò khi muốn di chuyển.
Khi em Na vào lớp Một, ở nhà một mình Nết buồn lắm, chỉ mong Na chóng tan trường về kể chuyện ở trường cho Nết nghe. Na kể rất nhiều về cô giáo: tà áo dài của cô trắng muốt, miệng cô cười tươi như hoa, cô đi nhẹ nhàng đến bên từng học sinh dạy các bạn viết, vẽ...Nghe Na kể, Nết ước mơ được đi học như Na.
Trong một tiết học vẽ, cô giáo cầm vở vẽ của Na. Na vẽ một cô gái đang cầm đôi đũa nhỏ đứng bên một cô gái. Na giải thich: “ Em vẽ một cô tiên đang gõ đôi đũa thần chữa đôi chân cho chị em, để chị em cũng được đi học”. Cô giáo ngạc nhiên khi biết chị gái Na bị tật nguyền. Tối hôm ấy, cô đến thăm Nết. Biết Nết ham học, mỗi tuần ba buổi tối, cô dạy Nết học.
Còn một tháng nữa là kết thúc năm học. Mấy hôm nay, cô giáo thường kể cho 35 học trò của mình về một bạn nhỏ. Đôi chân bạn ấy không may bị tê liệt nên bạn phải ngồi xe lăn nhưng bạn vẫn quyết tâm học. Có lúc đau tê cứng cả lưng nhưng bạn vẫn cố viết và viết rất đẹp. Năm học sau, bạn ấy sẽ vào học cùng các em. Nghe cô kể, mắt Na sáng lên, Na vui và tự hào về chị mình lắm.
Bố mẹ Nết rơm rớm nước mắt khi biết nhà trường sẽ đặc cách cho Nết vào học lớp Hai. Còn Nết, cô bé đang hình dung cách cô giáo cùng các bạn nhỏ xúm xít đầy chiếc xe lăn.
Theo Tâm huyết nhà giáo
* Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng:
Câu 1: Nết là một cô bé: (0,5 điểm) M1
a. Thích chơi hơn thích học.
b. Có hoàn cảnh bất hạnh.
c. Yêu mến cô giáo.
d. Thương chị.
Câu 2: Hoàn cảnh của bạn Nết có gì đặc biệt? (0,5 điểm) M1
a. Bị tật bẩm sinh và càng lớn đôi chân càng teo đi .
b. Gia đình Nết khó khăn không cho bạn đến trường.
c. Nết mồ côi cha mẹ từ nhỏ.
d. Nết học yếu nên không thích đến trường.
Câu 3: Vì sao cô giáo lại biết được hoàn cảnh của Nết mà giúp đỡ bạn? (0,5 điểm) M2
a. Vì cô gặp Nết đang ngồi xe lăn trên đường đi dạy về .
b. Vì Na đã kể cho cô nghe về hoàn cảnh của chị mình.
c. Vì ba mẹ đến trường kể cho cô nghe và xin cho Nết đi học.
d. Vì cô đọc được hoàn cảnh của nết trên báo.
docx 8 trang Mạnh Đạt 22/01/2024 2040
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2022-2023 - Đề số 2 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_giua_hoc_ki_2_mon_tieng_viet_lop_4_nam_hoc_2022_2023.docx

Nội dung text: Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2022-2023 - Đề số 2 (Có đáp án)

  1. Đề thi giữa kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2022 - 2023 tải nhiều (Đề số 2) I. Kiểm tra đọc 1. Đọc thành tiếng 2. Đọc thầm CÔ GIÁO VÀ HAI EM NHỎ Nết sinh ra đã bất hạnh với bàn chân trái thiếu ba ngón. Càng lớn, đôi chân Nết lại càng teo đi và rồi Nết phải bò khi muốn di chuyển. Khi em Na vào lớp Một, ở nhà một mình Nết buồn lắm, chỉ mong Na chóng tan trường về kể chuyện ở trường cho Nết nghe. Na kể rất nhiều về cô giáo: tà áo dài của cô trắng muốt, miệng cô cười tươi như hoa, cô đi nhẹ nhàng đến bên từng học sinh dạy các bạn viết, vẽ Nghe Na kể, Nết ước mơ được đi học như Na. Trong một tiết học vẽ, cô giáo cầm vở vẽ của Na. Na vẽ một cô gái đang cầm đôi đũa nhỏ đứng bên một cô gái. Na giải thich: “ Em vẽ một cô tiên đang gõ đôi đũa thần chữa đôi chân cho chị em, để chị em cũng được đi học”. Cô giáo ngạc nhiên khi biết chị gái Na bị tật nguyền. Tối hôm ấy, cô đến thăm Nết. Biết Nết ham học, mỗi tuần ba buổi tối, cô dạy Nết học. Còn một tháng nữa là kết thúc năm học. Mấy hôm nay, cô giáo thường kể cho 35 học trò của mình về một bạn nhỏ. Đôi chân bạn ấy không may bị tê liệt nên bạn phải ngồi xe lăn nhưng bạn vẫn quyết tâm học. Có lúc đau tê cứng cả lưng nhưng bạn vẫn cố viết và viết rất đẹp. Năm học sau, bạn ấy sẽ vào học cùng các em. Nghe cô kể, mắt Na sáng lên, Na vui và tự hào về chị mình lắm. Bố mẹ Nết rơm rớm nước mắt khi biết nhà trường sẽ đặc cách cho Nết vào học lớp Hai. Còn Nết, cô bé đang hình dung cách cô giáo cùng các bạn nhỏ xúm xít đầy chiếc xe lăn. Theo Tâm huyết nhà giáo * Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng: Câu 1: Nết là một cô bé: (0,5 điểm) M1 a. Thích chơi hơn thích học. b. Có hoàn cảnh bất hạnh.
  2. c. Yêu mến cô giáo. d. Thương chị. Câu 2: Hoàn cảnh của bạn Nết có gì đặc biệt? (0,5 điểm) M1 a. Bị tật bẩm sinh và càng lớn đôi chân càng teo đi . b. Gia đình Nết khó khăn không cho bạn đến trường. c. Nết mồ côi cha mẹ từ nhỏ. d. Nết học yếu nên không thích đến trường. Câu 3: Vì sao cô giáo lại biết được hoàn cảnh của Nết mà giúp đỡ bạn? (0,5 điểm) M2 a. Vì cô gặp Nết đang ngồi xe lăn trên đường đi dạy về . b. Vì Na đã kể cho cô nghe về hoàn cảnh của chị mình. c. Vì ba mẹ đến trường kể cho cô nghe và xin cho Nết đi học. d. Vì cô đọc được hoàn cảnh của nết trên báo. Câu 4: Cô giáo đã làm gì để giúp Nết? (0,5 điểm) M2 a. Mua cho bạn một chiếc xe lăn. b. Cho Nết sách vở để đến lớp cùng bạn. c. Đến nhà dạy học, kể cho học trò nghe về Nết, xin cho Nết vào học lớp Hai d. Nhờ học sinh trong lớp kèm cặp cho Nết việc học ở nhà cũng như ở trường. Câu 5: Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? (1 điểm) M3 Câu 6: Em học được điều gì từ bạn Nết qua câu chuyện trên? (1 điểm) M4
  3. Câu 7: Nhóm từ nào dưới đây chỉ gồm những từ miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên? (0,5 điểm) M1 a. đằm thắm, lộng lẫy, dịu dàng b. tươi đẹp, hùng vĩ, sặc sỡ c. Xanh tốt, xinh tươi, thùy mị d. hùng vĩ, dịu dàng, lung linh Câu 8: Câu: “Na vẽ một cô gái đang cầm đôi đũa nhỏ đứng bên một cô gái” thuộc kiểu câu kể nào? (0,5 điểm) M1 a. Ai là gì? b. Ai thế nào? c. Ai làm gì? d. Không thuộc câu kể nào. Câu 9: Chủ ngữ trong câu: “Năm học sau, bạn ấy sẽ vào học cùng các em” là: (1 điểm) M2 a. Năm học sau b. Năm học sau, bạn ấy c. Bạn ấy d. Sẽ vào học cùng các em Câu 10: Trong giờ học, một bạn bên cạnh nói chuyện không nghe cô giảng bài, em đặt một câu khiến đề nghị bạn giữ trật tự trong giờ học: (1 điểm) M3 II/ BÀI KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
  4. 1. Chính tả nghe - viết: (3 điểm) - Thời gian viết: 15 phút Sầu riêng Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. Hương vị nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí. Còn hàng chục mét nữa mới tới nơi để sầu riêng, hương đã ngào ngạt xông vào cánh mũi. Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn. Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn. 2. Tập làm văn: (7 điểm) - Thời gian: 40 phút Đề bài: Tả một cây hoa mà em yêu thích. Đáp án đề thi giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 4 năm 2022 - 2023 (Đề số 2) I. BÀI KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) 1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm) + Học sinh bốc thăm 1 đoạn văn (trong 5 bài đã học ở sách Tiếng Việt lớp 4 tập 2) rồi đọc thành tiếng. + Học sinh trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên đưa ra. * Lưu ý: GV ghi rõ tên bài, đoạn đọc và số trang vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm. Bài 1: Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa (SGK / 21- TV 4 tập 2) + Đọc đoạn: “ Năm 1946 của giặc” Trả lời: Giáo sư Trần Đại Nghĩa đã có đóng góp gì lớn trong kháng chiến? Bài 2: Sầu riêng (SGK/ 34 – TV 4 tập II) + Đọc đoạn: “ Sầu riêng kì lạ” Trả lời: Sầu riêng là loại trái quý của vùng nào? + Đọc đoạn: “ Hoa sầu riêng tháng năm ta”. Trả lời: Hoa sầu riêng được miêu tả như thế nào?
  5. Bài 3: Hoa học trò (SGK/ 43, - TV 4 tập 2) + Đọc đoạn: “ Nhưng hoa càng đỏ bất ngờ vậy?” Trả lời: Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đặc biệt? Bài 4: Khuất phục tên cướp biển (SGK/ 66, 67 – TV 4 tập II) + Đọc đoạn: “ Tên chúa tàu nhìn bác sĩ, quát” Trả lời: Tính hung hãn của tên cướp biển được thể hiện qua những chi tiết nào? + Đọc đoạn: “ Cơn tức giận nhốt chuồng” Trả lời: Cặp câu nào trong bài khắc họa hai hình ảnh đối nghịch nhau của bác sĩ Ly và tên cướp biển? Bài 5: Thắng biển (SGK/ 76, 77 – TV 4 tập 2) + Đọc đoạn: “ Mặt trời lên cao dần điên cuồng” Trả lời: Tìm những từ ngữ, hình ảnh nói lên sự đe dọa của cơn bão biển? + Đọc đoạn: “ Một tiếng reo cứng như sắt” Trả lời: Những từ ngữ, hình ảnh nào thể hiện lòng dũng cảm, sức mạnh và chiến thắng của con người trước cơn bão biển? Biểu điểm chấm đọc thành tiếng: - Đọc vừa đủ nghe, rõ rang, tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm (1 điểm) - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng từ (không đọc sai quá 5 tiếng) (1 điểm) - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: (1 điểm) 2. Kiểm tra đọc hiểu (đọc hiểu văn bản kết hợp kiến thức Tiếng Việt): (7 điểm) Câu 1: Ý b; Câu 2: Ý a;
  6. Câu 3: Ý b; Câu 4: Ý c. Câu 5. Trả lời: Trong cuộc sống mỗi người có một hoàn cảnh, ai cũng muốn mình được hạnh phúc, không ai muốn gặp điều bất hạnh(0,5 điểm). Vì vậy, chúng ta cần phải biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau để cuộc sống tươi đẹp hơn. (0,5 điểm) – Tùy theo bài làm của HS để GV tính điểm. Câu 6: Tùy vào bài làm của HS để giáo viên tính điểm: Nếu HS nêu được 1 điều có ý nghĩa thì sẽ tính 1 điểm. VD: Em học được ở bạn Nết sự kiên trì vượt qua khó khăn để học tập thật tốt dù bị tật nguyền; Hoặc: Em học tập ở bạn Nết lòng lạc quan, vượt lên chính mình, chăm chỉ học hành Câu 7: Ý b; Câu 8 Ý c. Câu 9. Ý c Câu 10: Học sinh đặt câu đúng yêu cầu và đủ ý, đầu câu viết hoa, cuối câu có dấu chấm cảm (1 điểm). * Lưu ý: Ví dụ: Bạn hãy giữ trật tự để nghe cô giảng bài! Bạn nên giữ trật tự cho mình còn nghe cô giảng bài! - Các câu 1, 2, 3, 4, 7, 8 (tính mỗi câu 0,5 điểm) - Các câu: 5, 6, 9, 10 (tính mỗi câu 1 điểm). II. Bài kiểm tra viết: (10 điểm). 1. Chính tả: (3 điểm) - Tốc độ đạt yêu cầu (0,5 điểm), chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ (0,25 điểm), trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp. (0,25 điểm) - Viết đúng chính tả cả đoạn: 2 điểm.
  7. * Điểm viết được trừ như sau: - Mắc 1 lỗi trừ 0,25đ; mắc 2- 3 lỗi trừ 0,5đ; mắc 4 lỗi trừ 0,75đ; mắc 5 lỗi trừ 1đ; mắc 6 lỗi trừ 1,25đ; mắc 7 - 8 lỗi trừ 1,5đ; mắc 9 lỗi trừ 1,75đ; mắc 10 lỗi trở lên trừ 2đ. * Lưu ý: Nếu HS viết thiếu 2, 3 chữ chỉ trừ lỗi sai, không trừ điểm tốc độ. Nếu HS viết bỏ một đoạn thì tính trừ hai lần (lỗi sai và tốc độ). Phần chữ viết, trình bày: Tuỳ theo mức độ mà trừ có sự thống nhất trong tổ. 2. Tập làm văn: (7 điểm) * Học sinh viết được một bài văn tả một cây hoa mà em yêu thích. a) Điểm thành phần được tính cụ thể như sau: I. Mở bài: (1,5 điểm) II. Thân bài: (4 điểm) . Cụ thể: a) Nội dung: (1,5 điểm) b) Kĩ năng: (1,5 điểm) c) Cảm xúc: (1 điểm) III. Kết bài: (1,5 điểm) b) Đánh giá: + Học sinh viết được bài văn miêu tả đồ chơi mà em thích. + Khả năng tạo lập văn bản, khả năng dùng từ, đặt câu, liên kết câu, khả năng lập ý, sắp xếp ý, lỗi chính tả, dấu câu, chữ viết, trình bày. + Khả năng thể hiện tình cảm của HS với đồ chơi đó. c) Chú ý: Bài đạt điểm tối đa (7 điểm) phải viết đúng thể loại, đủ 3 phần (MB, TB, KB). Giáo viên căn cứ vào ý diễn đạt, cách trình bày bài văn mà trừ điểm cho phù hợp.
  8. - Nội dung từng phần phải đảm bảo. - Nếu lạc đề tùy vào mức độ nội dung của cả bài mà trừ điểm cho hợp lí. Bài văn mẫu Tả cây hoa Trong các loài hoa, em đặc biệt yêu thích hoa cúc họa mi trắng - loại hoa của mùa thu Hà Nội. Cây cúc họa mi trông giống như những cây cỏ dại. Với thân nhỏ dài mà mảnh mai. Lá cây cũng nhỏ mà dài như những sợi cỏ trên sân trống. Nhưng khi mùa thu đến, cây lột xác hoàn toàn, trở thành loài hoa đẹp đến ngây ngất. Hoa cúc họa mi không lớn. Khi còn là nụ, chỉ lớn chừng hạt lạc mà thôi. Khi nở bung thì lớn chừng chén trà. Nhụy hoa tròn đầy như cái cúc áo, màu vàng ruộm như rơm phơi chín nắng. Cánh hoa cúc nhỏ mà dài, mỏng manh. Cánh hoa xếp thành hai lớp, vừa không quá mỏng nhưng cũng không quá dài. Tạo nên vẻ đẹp thướt tha và mềm mại. Chính vì nét đẹp ấy, mà người ta thường mặc áo dài khi chụp ảnh cùng cúc họa mi. Những bông cúc họa mi ấy mang vẻ đẹp thanh khiết, mộc mạc. Tuy giản dị nhưng không hề tầm thường. Cứ mỗi khi những cơn gió heo may đầu tiên bắt đầu thổi trên ngõ ngách Hà Thành. Em lại bất giác dõi theo những gánh hàng rong, để tìm hình dáng quen thuộc của những bó hoa cúc họa mi yêu dấu.