Tuyển tập 10 đề thi chất lượng học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

Câu 1: (0.5đ) Cây tầm khúc thường mọc vào thời điểm nào?

A. Cuối năm

B. Giữa năm

C. Đầu năm, tiết trời mát mẻ

Câu 2: (0.5đ) Món bánh khúc gồm những nguyên liệu gì?

A. Bột nếp, rau khúc, thịt băm, hành mỡ xào, gạo nếp

B. Rau diếp, bột nếp

C. Lá gai, bột nếp

Câu 3: (1đ) Rau khúc sau khi giã nhuyễn có đặc điểm gì?

A. Thơm, có màu trắng

B. Sánh như nước, màu xanh nhạt

C. Dẻo quánh, màu xanh đậm đen, mùi thơm đặc trưng của lá khúc.

Câu 4: (1đ) Để làm bánh, người ta chế biến lá khúc như thế nào?

pdf 48 trang Mạnh Đạt 22/01/2024 2320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tuyển tập 10 đề thi chất lượng học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdftuyen_tap_10_de_thi_chat_luong_hoc_ki_1_mon_tieng_viet_lop_4.pdf

Nội dung text: Tuyển tập 10 đề thi chất lượng học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

  1. Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi chất lượng Học kì 1 Năm học 2021 - 2022 Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4 Thời gian làm bài: 60 phút (Đề 1) A. Kiểm tra Đọc I. Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe nói: (3 điểm) Học sinh đọc một đoạn văn khoảng 70 chữ thuộc các bài tập đọc đã học (GV chọn các đoạn văn trong SGK Tiếng Việt Tập 1 - ở các tuần từ tuần 11 đến tuần 17 ghi tên bài, số trang trong SGK vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng đoạn văn đã được đánh dấu; trả lời 1 câu hỏi do GV yêu cầu.) II. Phần đọc hiểu và làm bài tập: (7 điểm) Bánh khúc Vào những ngày đầu năm, tiết trời ấm áp, trên những thửa ruộng tạm bỏ hoang mọc đầy cây tầm khúc. Lá nhỏ, thân gầy có mầu trắng đục, pha chút xanh lục nên gọi là tầm khúc trắng hay tầm khúc tuyết. Loại cây dại này lại có thể chế biến thành thứ bánh rất hấp dẫn. Rau khúc hái về rửa sạch rồi luộc chín. Rút hết cọng già (bỏ xương), sau đó cho vào cối giã nhuyễn. Mẻ rau khúc lúc này khi quết, dẻo quánh, mầu xanh đậm và có mùi đặc trưng quyến rũ, được đem trộn lẫn với bột gạo. Những chiếc bánh thường nặn thành hình mặt trăng, trong có nhân là thịt băm, hành mỡ xào. Có nhà làm nhân bằng sườn. Sau đó những chiếc bánh được lăn một lớp gạo nếp đã được ngâm kỹ, thường gọi là áo bánh. Sau khi đồ xong, như đồ xôi, bánh bốc mùi thơm của nếp hoa vàng quyện với mùi nhân hành mỡ, thịt Cũng có nhà không đi lấy được rau thì dùng rau diếp luộc lên trộn lẫn với bột làm bánh. Nhưng không dễ gì đánh lừa được người sành ăn. Bánh khúc là loại bánh bột nếp độn rau tầm khúc, nhưng dẻo quánh, để hai ngày vẫn mềm. Bánh có mùi thơm không thể lẫn với bất kỳ một loại rau nào độn vào.
  2. Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất (Từ câu 1 đến câu 3): Câu 1: (0.5đ) Cây tầm khúc thường mọc vào thời điểm nào? A. Cuối năm B. Giữa năm C. Đầu năm, tiết trời mát mẻ Câu 2: (0.5đ) Món bánh khúc gồm những nguyên liệu gì? A. Bột nếp, rau khúc, thịt băm, hành mỡ xào, gạo nếp B. Rau diếp, bột nếp C. Lá gai, bột nếp Câu 3: (1đ) Rau khúc sau khi giã nhuyễn có đặc điểm gì? A. Thơm, có màu trắng B. Sánh như nước, màu xanh nhạt C. Dẻo quánh, màu xanh đậm đen, mùi thơm đặc trưng của lá khúc. Câu 4: (1đ) Để làm bánh, người ta chế biến lá khúc như thế nào? Câu 5: (1đ) Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu sau: “Vào những ngày đầu năm, tiết trời ấm áp, trên những thửa ruộng tạm bỏ hoang mọc đầy cây tầm khúc.” - Chủ ngữ là: - Vị ngữ là: Câu 6: (1đ) Tìm và ghi ra các động từ, tính từ có trong câu sau: “Rau khúc hái về rửa sạch rồi luộc chín.” - Động từ: - Tính từ: Câu 7: (1đ) Em hãy viết một câu kể để kể về một hoạt động của em ở trường.
  3. Câu 8: (1đ) Câu hỏi sau đây dùng để làm gì? “Cậu có thể cho mình mượn cây bút máy được không?” B. Kiểm tra Viết I. Chính tả (nghe - viết) Nghe - viết: Bài Cánh diều tuổi thơ (Từ đầu đến những vì sao sớm.) (Tiếng Việt lớp 4, tập 1, trang 146) II. Tập làm văn: (8 điểm) Đề: Hãy tả một đồ chơi mà em yêu thích. Đáp án A. Kiểm tra Đọc I. Đọc thành tiếng : - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm. - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng từ (Không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm II. Phần đọc hiểu và làm bài tập: (7 điểm) Câu 1: C (0.5 điểm) Câu 2: A (0.5 điểm) Câu 3: C (1 điểm) Câu 4: Rau khúc hái về rửa sạch, luộc chín, rút hết cọng già, cho vào cối giã nhuyễn. (1 điểm) Câu 5: CN: Trên những thửa ruộng tạm bỏ hoang; VN: mọc đầy cây tầm khúc; (1 điểm) Câu 6: + ĐT: hái về, rửa, luộc;
  4. + TT: sạch, chín; (1 điểm) Câu 7:VD: Giờ ra chơi, em cùng bạn đá cầu. (1 điểm) Câu 8: Câu hỏi dùng để nêu đề nghị (hoặc yêu cầu) (1 điểm) B. Kiểm tra Viết I. Chính tả (nghe - viết): - Tốc độ viết đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cữ chữ; trình bày đúng quy định, bài viết sạch, đẹp: 1 điểm - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm - Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn, bị trừ 0,25 điểm toàn bài II. Tập làm văn - Mở bài: 1 điểm - Thân bài: 4 điểm + Nội dung: 1,5 điểm ; + Kỹ năng: 1,5 điểm; Cảm xúc: 1 điểm - Kết bài: 1 điểm - Chữ viết: 0,5 điểm Sáng tạo: 1 điểm Bài mẫu: Vào ngày sinh nhật lần thứ 9 của em, em đuơc tặng rất nhiều đồ chơi. Nào là thú bông, xếp hình, đồng hồ, Nhưng trong số đó em thích nhất là cô búp bê barbie mà bố em đã tặng. Em đặt tên cho nó là Li sa - cái tên nghe rất tây. Li sa có mái tóc xoăn màu vàng óng ả, cái môi thì đỏ chon chót chúm chím cười. Nước da của cô búp bê này trắng hồng và được làm bằng nhựa cứng. Khuôn mặt tròn bầu bĩnh. Cái má phinh phính, lúc nào cũng ửng hồng, ánh lên một màu trái đào mới nở. Đôi mắt to tròn, xanh biếc,
  5. với hàng lông mi cong vút, và chiếc mũi nhỏ xinh, trông Li sa thật là ngộ nghĩnh và dễ thương. Li sa được khoác trên mình một chiếc váy dạ hội màu đỏ lộng lẫy, lấp lánh nhưng sợi kim tuyến nhiều màu. Dưới chân cô là một đôi giầy cao gót cũng màu đỏ được gắn rất nhiều hạt kim sa lấp lánh. Li sa là cô búp bê xinh đẹp nhất trong số những con búp bê của em. Li sa là người bạn tâm sự mỗi khi em vui hay buồn vì khi được ngắm nhìn Li sa làm em cảm thấy phấn chấn hơn. Em dành rất nhiêu tình cảm của mình cho Li sa nên luôn giữ gìn và chơi với bé cẩn thận để mãi mãi món quà của bố tặng nhân ngày sinh nhật lúc nào cũng như mới. Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi chất lượng Học kì 1 Năm học 2021 - 2022 Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4 Thời gian làm bài: 60 phút (Đề 2) A. Kiểm tra Đọc I. Đọc thành tiếng: (5 điểm) Bài đọc: Thưa chuyện với mẹ (SGK Tiếng Việt 4, tập 1, trang 85) Đọc diễn cảm toàn bài. Trả lời câu hỏi sách giáo khoa trang 86. II. Đọc hiểu: (5 điểm) Bài đọc: Điều ước của vua Mi-đát (SGK Tiếng Việt 4, tập 1, trang 90)
  6. - Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm (đọc quá 1 phút đến 2 phút: 0,5 điểm; đọc quá 2 phút, phải đánh vần nhẩm: không có điểm). - Trả lời đúng ý câu hỏi: 1 điểm (trả lời chưa đủ ý hoặc hiểu câu hỏi nhưng diễn đạt còn lúng túng, chưa rõ ràng: 0,5 điểm; không trả lời được hoặc trả lời sai ý: không có điểm). II. Đọc hiểu: (5 điểm). Học sinh thực hiện đúng mỗi câu được 1 điểm. Câu 1: B Câu 2: D Câu 3: D Câu 4: A Câu 5: A B. Kiểm tra Viết I. Chính tả: (5 điểm) - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn (thơ): 5 điểm. Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai phụ âm đầu, vần, thanh hoặc viết hoa không đúng quy định): trừ 0,5 điểm. - Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày bẩn, . thì bị trừ 1 điểm toàn bài. Lưu ý: Tất cả các đề còn lại cũng chấm theo thang điểm trên. II. Tập làm văn: (5 điểm) - Viết đủ ý, diễn đạt mạch lạc, viết câu đúng ngữ pháp: 5 điểm Bài mẫu: Tôi là Nguyễn Hiền, người làng Dương Miện, tỉnh Hà Nam. Tôi được sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo ở vùng nông thôn. Năm lên sáu tuổi, cha mẹ tôi cho đi học ở trường làng. Tôi thích lắm. Không những thích học mà còn thích thả diều nữa. Có lần, tôi cùng những đứa trẻ nghèo đi chăn trâu, tôi tranh thủ thả diều và bị thầy giáo thấy được. Hôm
  7. sau, thầy giáo gọi tôi để kiểm tra bài. Tôi đọc thuộc làu làu hơn hai mươi trang sách. Thầy giáo rất ngạc nhiên. Việc học của tôi là thế nhưng vì nhà nghèo nên tôi phải nghỉ học. Tôi nhớ lớp, nhớ thầy, thèm được đi học như các bạn trạc tuổi tôi. Tôi nghĩ cách học lén. Ban ngày, đi chăn trâu, tôi tranh thủ nấp ngoài của lớp nghe thầy giảng bài. Tôi đến, đợi các bạn học xong, tôi mượn vở về học. Tôi cũng đèn sách như ai nhưng vở của tôi là lưng trâu hay nền cát, bút là ngón tay, cành cây, hoặc mảnh gạch vụn. Đèn của tôi là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Vừa chăn trâu vừa học, vừa thả diều vừa học nhưng kiến thức của tôi không thu kém gì các bạn được học hành tử tế. Bận làm, bận học như thế nhưng cánh diều của tôi vẫn bay cao trong vũ trụ, tiếng sáo diều vẫn vi vút trên bầu trời rộng khôn cùng. Tôi vui sướng nhìn cánh diều do tự tay tôi làm nên đang bay bổng trên cao. Năm tôi mười ba tuổi, nhà vui mở khoa thi chọn người tài. Một hôm, tôi cùng các bạn đang thả diều ngoài đồng, thầy giáo trong làng tìm tôi và bảo: - Thầy biết con có chí và học giỏi. Tuy nhà nghèo nhưng con rất hiếu học. Con hãy tham gia cuộc thi này! Đất nước đang cần những người tài giỏi. Tôi ngạc nhiên và do tự thì thầy giáo nói tiếp: - Thầy hiểu hoàn cảnh của con, thầy sẽ giúp con mọi thứ để con an tâm bước vào kì thi này. Thế là tôi tạm biệt cha mẹ, thầy giáo và bạn bè để lên kinh đô ứng thí. Tôi dự thi và đỗ Trạng Nguyên, được ghi vào sổ sách là “Trạng Nguyên trẻ nhất nước Nam”. Từ thành công đó, tôi muốn nhắn gửi các bạn một điều: “Có chí thì nên – Có công mài sắt có ngày nên kim.” Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi chất lượng Học kì 1 Năm học 2021 - 2022
  8. Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4 Thời gian làm bài: 60 phút (Đề 9) A. Kiểm tra Đọc I. Đọc thành tiếng: Giáo viên cho học sinh bốc thăm, sau đó các em sẽ đọc thành tiếng (mỗi học sinh đọc một đoạn hoặc cả bài trong sách giáo khoa Tiếng Việt 4, tập 1 khoảng: 1 phút 30 giây – 1 phút 50 giây) và trả lời câu hỏi do giáo viên chọn theo nội dung được quy định sau: Bài 1: "Dế mèn bênh vực kẻ yếu"; đọc đoạn "Từ trong hốc đá, quang hẳn." (trang 15). Bài 2: "Người ăn xin"; đọc đoạn: "Trên người tôi của ông lão." (trang 30 và 31) Bài 3: "Đôi giày ba ta màu xanh"; đoạn: "Sau này , nhảy tưng tưng." (trang 81) - Thời gian kiểm tra: Đọc thầm, trả lời câu hỏi và bài tập trên giấy: 30 phút. Đọc thành tiếng: tùy theo tình hình từng lớp, giáo viên tổ chức cho các em kiểm tra và chấm ngay tại lớp. II. Đọc thầm, trả lời câu hỏi và bài tập: BÀN TAY NGƯỜI NGHỆ SĨ Ngay từ nhỏ, Trương Bạch đã rất yêu thiên nhiên. Lúc nhàn rỗi, cậu nặn những con giống bằng đất sét trông y như thật. Lớn lên, Trương Bạch xin đi làm ở một cửa hàng đồ ngọc. Anh say mê làm việc hết mình, không bao giờ chịu dừng khi thấy những chỗ cần gia công tinh tế mà mình chưa làm được. Sự kiên nhẫn của Trương Bạch khiến người dạy nghề cũng phải kinh ngạc.
  9. Một hôm có người mang một khối ngọc thạch đến và nhờ anh tạc cho một pho tượng Quan Âm. Trương Bạch tự nhủ sẽ gắng công tạo nên một tác phẩm tuyệt trần, mĩ mãn. Pho tượng làm xong, quả là một tác phẩm trác tuyệt. Từ dung mạo đến dáng vẻ của Quan Âm đều toát lên sự ung dung và cực kì mĩ lệ. Điều vô cùng lí thú là pho tượng sống động đến lạ lùng, giống như một người sống vậy. Nếu đi một vòng xung quanh pho tượng, đôi mắt Quan Âm như biết nhìn theo. Hiển nhiên đây là điều không thể tưởng tượng nổi. (Sưu tầm) Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất và hoàn thành tiếp các bài tập: Câu 1: Từ nhỏ, Trương Bạch đã có niềm yêu thích, say mê gì? A. Đất sét B. Thiên nhiên C. Đồ ngọc Câu 2: Điều gì ở Trương Bạch khiến người dạy nghề cũng phải kinh ngạc? A. Sự kiên nhẫn B. Sự chăm chỉ C. Sự tinh tế Câu 3: Pho tượng Quan Âm có điều gì khiến người ta không thể tưởng tượng nổi? A. Từ dung mạo đến dáng vẻ của Quan Âm đều toát lên sự ung dung và cực kì mĩ lệ. B. Pho tượng sống động đến lạ lùng, giống như một người sống vậy. C. Nếu đi một vòng xung quanh pho tượng, đôi mắt Quan Âm như biết nhìn theo. D. Cả 3 ý trên
  10. Câu 4: Theo em, bài đọc "Bàn tay người nghệ sĩ" thuộc chủ điểm nào đã học? A. Trên đôi cánh ước mơ B. Măng mọc thẳng C. Có chí thì nên Câu 5: Gạch chân bộ phận vị ngữ trong câu sau: Lúc nhàn rỗi, cậu nặn những con giống bằng đất sét trông y như thật. Câu 6: Ghi lại các động từ, tính từ trong câu sau: Cành đào nở hoa cho sắc xuân thêm rực rỡ, ngày xuân thêm tưng bừng. Các động từ: Các tính từ Câu 7: Tìm một từ trái nghĩa với từ "quyết chí" B. Kiểm tra Viết I. Chính tả: (5 điểm) Nghe - viết: Bài Thư thăm bạn (Tiếng Việt lớp 4, tập 1, trang 25, 26) Từ: Mình tin rằng đến Quách Tuấn Lương II. Tập làm văn: (5 điểm) Đề: Tả một đồ dùng học tập mà em yêu thích. Đáp án A. Kiểm tra Đọc I. Đọc thành tiếng: (5 điểm) Có thể phân ra các yêu cầu sau:
  11. 1/ Đọc đúng tiếng, đúng từ Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng :0,5 điểm; đọc sai quá 5 tiếng: 0 điểm 2/ Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1,0 điểm Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ: 0,5 điểm Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: không ghi điểm 3/ Giọng đọc bước đầu có biểu cảm Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0,5 điểm Giọng đọc không thể hiện rõ tính biểu cảm: không ghi điểm 4/ Tốc độ đọc: đạt tốc độ quy định Nếu thời gian mỗi lần đọc vượt hơn so với quy định là 1 phút: ghi 0,5 điểm; Đọc trên 1 phút: không ghi điểm. 5/ Trả lời đúng câu hỏi do giáo viên nêu: 1,0 điểm Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: ghi 0,5 điểm II. Đọc thầm, trả lời câu hỏi và bài tập: (5 điểm) Câu 1: B Câu 2: A Câu 3: D Câu 4: C Câu 5:(Lúc nhàn rỗi, cậu nặn những con giống bằng đất sét trông y như thật) Câu 6: a) nở; cho b) rực rỡ; tưng bừng Câu 7: Nản chí.
  12. B. Kiểm tra Viết I. Chính tả: (5 điểm) Bài viết không mắc lỗi (hoặc chỉ mắc 1 lỗi) chính tả; chữ viết rõ ràng, sạch sẽ, trình bày đúng đoạn văn: ghi 5 điểm. Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định): trừ 0,5 điểm. Nếu chữ viết không rõ ràng; sai lẫn độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn: trừ 1 điểm cho toàn bài. II. Tập làm văn: (5 điểm) Bài được ghi điểm 5 phải bảo đảm các yêu cầu sau: Viết được đoạn văn tả một đồ dùng học tập theo đề bài Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả. Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ. Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể ghi một trong các mức sau: 4.5 – 4.0- 3.5 – 3.0 – 2.5 – 2.0 – 1.5 – 1.0 – 0.5. Bài mẫu: Năm nay em đã lên lớp Bốn. Do em phải học bài và làm nhiều bài tập về nhà, bố mẹ đã sắp xếp cho em một góc học tập ngăn nắp, thoáng mát. Đặc biệt hơn cả là cái bàn học xinh xắn đặt kề cửa sổ nhìn ra vườn cây xanh rợp bóng. Bàn được làm bằng gỗ tạp, chưa phải là gỗ tốt nhưng nhờ được đánh véc-ni nên rất bóng loáng, cùng màu nâu sẫm như ghế và giá sách. Mặt bàn hình chữ nhật, bề dài đúng một sải tay em, bề rộng vừa đủ ba gang, hơi xuôi về phía em đặt ghế, tạo tư thế thoải mái khi em ngồi viết. Độ bóng của véc-ni càng làm nổi rõ những đường vân gỗ rất đẹp. Mép bàn phía trước có một đường rảnh dài, lõm xuống giúp em đựng bút, thước, tẩy khỏi bị lăn xuống theo độ dốc của bàn. Bên dưới mặt bàn là một ngăn hộc khá rộng, em có thể kéo ra đóng vào dễ dàng khi nắm vào cái tay cầm bằng sắt. Trong ngăn hộc này, em đựng dụng cụ học môn kĩ thuật, bộ đò dùng học toán, nhiều hộp phấn viết bảng trắng lẫn màu,
  13. thậm chí có cả mớ dây thun tết hình con rết, nắm sỏi tròn để chơi ô quan Bốn chân bàn là những thanh gỗ vuông to và cứng cáp, các góc mép được bào nhẵn. Ba thanh gỗ dẹp hơn đóng thành hình chữ H ở chân bàn phía gần mặt đất giữ cho các chân bàn được vững vàng chắc chắn hơn. Mỗi khi học xong em thường thu dọn sách vở và các thứ trên mặt bàn cho gọn ghẽ rồi lau bàn bằng khăn vải mềm. Không bao giờ em lơ đễnh hay cố ý viết, vẽ bậy lên mặt bàn. Vì vậy mà dùng đã nửa năm bàn vẫn còn mới. Em yêu quý cái bàn này lắm bởi ngày nào nó cũng cùng em học tập miệt mài. Áp má lên mặt bàn, em nghe mát rượi như có ngọn gió nào thổi từ khu rừng xa xưa nơi cây gỗ này sinh sống. Em tưởng như nghe được lời gió thì thầm nhắc nhở: "Cô chủ ơi, gắng học lên! Chúng tôi tin tưởng nhiều ở cô đấy nhé!". Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi chất lượng Học kì 1 Năm học 2021 - 2022 Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4 Thời gian làm bài: 60 phút (Đề 10) A. Kiểm tra Đọc I. Đọc thành tiếng: Giáo viên cho học sinh bốc thăm, sau đó các em sẽ đọc thành tiếng (mỗi học sinh đọc một đoạn hoặc cả bài trong sách giáo khoa Tiếng Việt 4, tập 1 khoảng: 1 phút 30 giây – 1 phút 50 giây) và trả lời câu hỏi do giáo viên chọn theo nội dung được quy định sau: Bài 1: "Dế mèn bênh vực kẻ yếu"; đọc đoạn "Từ trong hốc đá, quang hẳn." (trang 15). Bài 2: "Người ăn xin"; đọc đoạn: "Trên người tôi của ông lão." (trang 30 và 31)
  14. Bài 3: "Đôi giày ba ta màu xanh"; đoạn: "Sau này , nhảy tưng tưng." (trang 81) - Thời gian kiểm tra: Đọc thầm, trả lời câu hỏi và bài tập trên giấy: 30 phút. Đọc thành tiếng: tùy theo tình hình từng lớp, giáo viên tổ chức cho các em kiểm tra và chấm ngay tại lớp. II. Đọc thầm, trả lời câu hỏi và bài tập: NGƯỜI ĂN XIN Lúc ấy, tôi đang đi trên phố. Một người ăn xin già lọm khọm đứng ngay trước mặt tôi. Đôi mắt ông lão đỏ đọc và giàn giụa nước mắt. Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào! Ông già chìa trước mặt tôi bàn tay sưng húp, bẩn thỉu. Ông rên rỉ cầu xin cứu giúp. Tôi lục tìm hết túi nọ đến túi kia, không có tiền, không có đồng hồ, không có cả một chiếc khăn tay. Trên người tôi chẳng có tài sản gì. Người ăn xin vẫn đợi tôi. Tay vẫn chìa ra, run lẩy bẩy. Tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia: - Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả. Người ăn xin nhìn tôi chằm chằm bằng đôi mắt ướt đẫm. Đôi môi tái nhợt nở nụ cười và tay ông cũng xiết lấy tay tôi: - Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. – Ông lão nói bằng giọng khản đặc. Khi ấy, tôi chợt hiểu rằng: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của lão. (Theo Tuốc-ghê- nhép) Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây: Câu 1: Hình ảnh ông lão ăn xin đáng thương như thế nào?
  15. A. Một người ăn xin già lọm khọm. B. Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại C. Cả hai ý trên đều đúng. Câu 2: Hành động và lời nói ân cần của cậu bé chứng tỏ tình cảm của cậu đối với ông lão ăn xin như thế nào? A. Cậu bé chân thành thương xót ông lão ăn xin. B. Cậu bé muốn giúp đỡ ông lão ăn xin. C. Cả hai ý trên đều đúng. Câu 3: Cậu bé không có gì cho ông lão, nhưng ông lão lại nói: “Như vậy là cháu đã cho lão rồi”. Em hiểu cậu bé đã cho ông lão cái gì? A. Cậu bé không cho ông lão cái gì cả. B. Cậu bé đã cho ông lão tình thương, sự thông cảm và tôn trọng. C. Cậu bé đã cho ông lão một ít tiền. Câu 4: Theo em, cậu bé đã nhận được gì ở ông lão ăn xin? A. Cậu bé không nhận được gì ở ông lão ăn xin. B. Cậu bé nhận được từ ông ông lão lòng biết ơn, sự đồng cảm. C. Cậu bé nhận được ở ông lão ăn xin một lời nói. Câu 5: Trong câu: “Lúc ấy, tôi đang đi trên phố.” Từ nào là danh từ? A. tôi B. đi C. phố Câu 6. Từ nào là từ láy? A. tả tơi B. tái nhợt C. thảm hại
  16. Câu 7. Thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây thể hiện tinh thần đoàn kết? A. Trâu buộc ghét trân ăn. B. Môi hở răng lạnh. C. Ở hiền gặp lành. Câu 8. Dấu hai chấm trong trường hợp dưới đây có tác dụng gì? Tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia: - Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả. A. Báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói của nhân vật. B. Báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước. C. Cả hai ý trên. B. Kiểm tra Viết I. Chính tả : Nghe - viết: Người ăn xin Ông già chìa trước mặt tôi bàn tay sưng húp, bẩn thỉu. Ông rên rỉ cầu xin cứu giúp. Tôi lục tìm hết túi nọ đến túi kia, không có tiền, không có đồng hồ, không có cả một chiếc khăn tay. Trên người tôi chẳng có tài sản gì. Người ăn xin vẫn đợi tôi. Tay vẫn chìa ra, run lẩy bẩy. Tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia: - Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả. II. Tập làm văn: Chọn một trong hai đề sau: 1/ Nhân dịp năm mới, hãy viết thư cho một người thân (ông bà, cô giáo cũ, bạn cũ, ) đang ở xa, để hỏi và chúc mừng năm mới người thân đó. 2/ Em hãy viết thư gửi một bạn ở trường khác để hỏi thăm và kể cho bạn nghe tình hình lớp và trường em hiện nay.
  17. Đáp án A. Kiểm tra Đọc I. Đọc thành tiếng: (5 điểm) Có thể phân ra các yêu cầu sau: 1/ Đọc đúng tiếng, đúng từ Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng :0,5 điểm; đọc sai quá 5 tiếng: 0 điểm 2/ Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1,0 điểm Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ: 0,5 điểm Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: không ghi điểm 3/ Giọng đọc bước đầu có biểu cảm Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0,5 điểm Giọng đọc không thể hiện rõ tính biểu cảm: không ghi điểm 4/ Tốc độ đọc: đạt tốc độ quy định Nếu thời gian mỗi lần đọc vượt hơn so với quy định là 1 phút: ghi 0,5 điểm; Đọc trên 1 phút: không ghi điểm. 5/ Trả lời đúng câu hỏi do giáo viên nêu: 1,0 điểm Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: ghi 0,5 điểm II. Đọc thầm, trả lời câu hỏi và bài tập: (5 điểm) Câu 1: C Câu 2: C Câu 3: B Câu 4: B Câu 5: C
  18. Câu 6: A Câu 7: B Câu 8: A B. Kiểm tra Viết I. Chính tả: 5 điểm Sai 1 lỗi trừ 0,5 điểm, sai âm đầu, vần thanh trừ 0,5 điểm II. Tập làm văn: Chọn một trong hai đề (5 điểm) - Hs nêu lí do và mục đích viết thư (0,5 điểm) - Thăm hỏi tình hình người viết thư (1,5 điểm) - Thông báo tình hình của người viết thư (1,5 điểm) - Cuối thư (Ghi lời chúc, lời cảm ơn, lời hứa hẹn của người viết thư, chữ kí và họ tên của người viết thư (1,5 điểm) - Hs viết sai lỗi chính tả toàn bài trừ 0,5 điểm. Bài mẫu: Đề 1: Hà Nội, ngày tháng năm 20 Ông bà kính mến. Nhân dịp đầu năm mới. Cháu xin phép được thay mặt bố mẹ cháu gửi đến ông bà lời chúc đầu năm mới. Chúc ông bà luôn mạnh khoẻ, sống lâu để mỗi năm vào dịp hè cháu lại được vào thành phố mang tên Bác gặp mặt ông bà. Không biết ở trong ấy ông bà và chú thím Vinh đón xuân có vui không? Ngoài này thì mấy ngày giáp Tết rét đậm, nhưng từ chiều mồng một trở đi trời ấm dần, không khí xuân tràn đầy đường làng. Hai cây gạo đầu xóm đã bắt đầu nở hoa. Cây thị nhà ta đang trút lá để trổ nụ.
  19. Mỗi lần Tết đến nhìn cây đào ông trồng trưởc cửa nhà rực rỡ màu đỏ, cháu nhớ ông da diết. Còn mỗi lẩn gói bánh mật, làm chè Lam, là cháu lại nhớ đến tay bà sao mà khéo thế! Quê làng ta năm nay ăn Tết vui lắm vì đã cấy xong lúa chiêm cánh đồng dưới, tra xong ngô, đỗ ở cánh đồng màu nên mọi người có thì giờ rảnh rang sắm Tết. Trước khi đừng bút, một lần nữa cho cháu chúc sức khoẻ ông, bà sang năm mới sẽ vui vẻ, khoẻ mạnh để bố mẹ và các cháu yên tâm làm việc và học tập. Cháu của ông bà Hằng Phương Đề 2: Hà Nội, ngày tháng năm Bạn Phương Anh yêu quý! Mình nhận được thư của bạn gửi cho mình từ tuần trước nhưng do mình bận về quê thăm ông bà nên chưa viết thư trả lời cho bạn ngay được. Hôm nay nhân dịp năm học mới mình viết thư thăm bạn để bạn khỏi mong. Dạo này bạn có khỏe không? Mọi người trong gia đình bạn vẫn khỏe cả chứ? Hè vừa rồi được nghỉ khá lâu như vậy bạn có đi đâu chơi cùng gia đình không, bạn đã làm những gì trong kỳ nghỉ hè vừa rồi vậy? Năm học mới lại đến nữa rồi Phương Anh nhỉ? Năm nay bạn không đi học cùng mình nữa, mình nhớ bạn lắm đó. Trường mới chuyển đến của bạn là gì nhỉ? Trường mới có ở gần nhà bạn không? Còn tình hình học tập ở trường mới, lớp mới của bạn như thế nào rồi? bạn kể cho mình nghe với nhé! Mà Phương Anh đã làm quen hết các bạn trong lớp mới chưa. Bạn đã quen được người bạn thân nào chưa đó! Lớp học mới của bạn có vui không? Các bạn ở lớp mới có học tốt như lớp cũ của bọn mình không? Còn mình và mọi người trong nhà vẫn khỏe. Hè vừa rồi bọn mình được nhà trường tổ chức cho đi chơi dã ngoại rất vui. Vào năm học mới,
  20. lớp cũ của bọn mình có thêm 4 bạn mới nữa đấy. Lớp mình vẫn rất vui và học tập tốt, tháng nào cũng xếp hạng nhất toàn khối đó Phương Anh. Mình vẫn rất cố gắng học tập, mình có tin vui báo cho Phương Anh biết là mình được chọn vào đội bồi dưỡng thi học sinh giỏi của trường đấy, mình sẽ cố gắng học thật tốt để đạt giải nhất trong kỳ thi học sinh giỏi tới. Mình cũng mong thư tới sẽ nhận được nhiều tin vui từ bạn. Phương Anh ơi! thư đã dài rồi, mình dừng bút nhé. Mình chúc bạn và cả gia đình bạn luôn khỏe mạnh, chúc bạn học thật giỏi nhé! Mình mong sớm nhận được hồi âm từ bạn! Bạn thân của Phương Anh Minh Tinh