Đề kiểm tra học kì 1 môn Toán Lớp 4 - Đề số 9 (Có đáp án)

Câu 1. Chữ số 7 trong số 587964 thuộc hàng nào?

A. Hàng trăm B. Hàng nghìn

C. Hàng chục D. Hàng đơn vị

Câu 2. Trong các số 1397 ; 1367 ; 1697 ; 1679 số lớn nhất là số:

A. 1397 B. 1367

C. 1697 D. 1679

Câu 3. Trung bình cộng của các số 314, 326, 338, 350 là :

A. 180 B. 332 C. 284 D. 386.

Câu 4. Số thích hợp điền vào chỗ chấm để 2 tấn = … yến là:

A. 200 B. 20

C. 20000 D. 2000

Câu 5. Trong các số sau số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 là:

A. 545 B. 405

C. 504 D. 450

Câu 6. Ngày 23 tháng 5 là thứ ba, ngày 1 tháng 6 năm đó là:

A. Thứ ba B. Thứ tư

C. Thứ năm D. Thứ sáu

pdf 6 trang Mạnh Đạt 17/01/2024 1340
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì 1 môn Toán Lớp 4 - Đề số 9 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_hoc_ki_1_mon_toan_lop_4_de_so_9_co_dap_an.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì 1 môn Toán Lớp 4 - Đề số 9 (Có đáp án)

  1. Họ và tên: ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 – ĐỀ SỐ 9 Lớp: Môn: Toán – Lớp 4 Thời giam làm bài: 40 phút I. PHẦN TRẮC NGHIỆM Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng: Câu 1. Chữ số 7 trong số 587964 thuộc hàng nào? A. Hàng trăm B. Hàng nghìn C. Hàng chục D. Hàng đơn vị Câu 2. Trong các số 1397 ; 1367 ; 1697 ; 1679 số lớn nhất là số: A. 1397 B. 1367 C. 1697 D. 1679 Câu 3. Trung bình cộng của các số 314, 326, 338, 350 là : A. 180 B. 332 C. 284 D. 386. Câu 4. Số thích hợp điền vào chỗ chấm để 2 tấn = yến là: A. 200 B. 20 C. 20000 D. 2000 Câu 5. Trong các số sau số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 là: A. 545 B. 405 C. 504 D. 450 Câu 6. Ngày 23 tháng 5 là thứ ba, ngày 1 tháng 6 năm đó là: A. Thứ ba B. Thứ tư C. Thứ năm D. Thứ sáu II. PHẦN TỰ LUẬN Bài 1. Đặt tính rồi tính: 236 105 + 82 993 935 807 – 52453 365 × 103 11 890 : 58 1
  2. Bài 2. Tìm x: a) 42 × x = 15 792 b) x : 155 = 2401 – 1612 Bài 3. Điền vào chỗ chấm: a) Năm 43 thuộc thế kỉ thứ b) Năm 1010 thuộc thế kỉ thứ c) Thế kỉ XV kéo dài từ năm đến năm d) Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938. Năm đó thuộc thế kỉ thứ Bài 4. Một trường tiểu học có 672 học sinh, số học sinh nữ nhiều hơn số học sinh nam là 92 em. Hỏi trường đó có bao nhiêu học sinh nữ, bao nhiêu học sinh nam? Bài 5. Tính nhanh: a) 490 × 365 – 390 × 365 b) 2364 + 37 × 2364 + 63 2
  3. HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT I. PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1. Phương pháp: Các chữ số theo thứ tự từ phải sang trái lần lượt thuộc hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn, Cách giải: Chữ số 7 trong số 587964 thuộc hàng nghìn. Chọn B. Câu 2. Phương pháp: So sánh các số đã cho, từ đó tìm số lớn nhất trong các số đã cho. Cách giải: So sánh các số ta có: 1367 < 1397 < 1679 < 1697 Vậy số lớn nhất trong các số đó là 1697. Chọn C. Câu 3. Phương pháp: Muốn tìm trung bình cộng của nhiều số, ta tính tổng của các số đó rồi chia tổng đó cho các số các số hạng. Cách giải: Trung bình cộng của các số 314, 326, 338, 350 là: (314 + 326 + 338 + 350) : 4 = 332 Đáp số: 332. Chọn B. Câu 4. Phương pháp: Áp dụng cách chuyển đổi: 1 tấn = 100 yến. Cách giải: Ta có 1 tấn = 100 yến nên 2 tấn = 200 yến. Chọn A. Câu 5. 3
  4. Phương pháp: Áp dụng tính chất: các số có chữ số tận cùng là 0 thì vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5. Cách giải: Các số có chữ số tận cùng là 0 thì vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5. Do đó, trong các số đã cho, số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 là 450. Chọn D. Câu 6. Phương pháp: - Dựa vào cách xem lịch đã học ở lớp 3. - Lưu ý tháng 5 có 31 ngày và 1 tuần có 7 ngày. Cách giải: Ngày 23 tháng 5 là thứ ba thì ngày 30 tháng 5 cũng là thứ ba (vì 23 + 7 = 30). Do đó, ngày 31 tháng 5 là thứ tư và ngày 1 tháng 6 năm đó là thứ năm. Chọn C. II. PHẦN TỰ LUẬN Bài 1. Phương pháp: - Đặt tính: Viết các chữ số cùng hàng đặt thẳng cột với nhau. - Tính: Cộng, trừ hoặc nhân lần lượt từ phải sang trái. Phép chia ta đặt theo cột dọc, sau đó chia lần lượt từ trái sang phải. Cách giải: Bài 2. Phương pháp: - Tính giá trị vế phải trước (nếu cần). - Áp dụng các quy tắc: 4
  5. + Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết. + Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia. Cách giải: a) 42 × x = 15792 x = 15792 : 42 x = 376 b) x : 155 = 2401 – 1612 x : 155 = 789 x = 789 × 155 x = 122295 Bài 3. Phương pháp: 1 thế kỉ = 100 năm - Từ năm 1 đến năm 100 là thế kỉ một (thế kỉ I). - Từ năm 101 đến năm 200 là thế kỉ hai (thế kỉ II). - Từ năm 201 đến năm 300 là thế kỉ ba (thế kỉ III). - Từ năm 1901 đến năm 2000 là thế kỉ hai mươi (thế kỉ XX). - Từ năm 2001 đến năm 2100 là thế kỉ hai mươi mốt (thế kỉ XXI). Cách giải: a) Năm 43 thuộc thế kỉ thứ 1. b) Năm 1010 thuộc thế kỉ thứ 11. c) Thế kỉ XV kéo dài từ năm 1401 đến năm 1500. d) Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938, năm đó thuộc thế kỉ thứ 10. Bài 4. Phương pháp: - Tìm số học sinh nữ theo công thức tìm số lớn khi biết tổng và hiệu của hai số: Số lớn = (Tổng + Hiệu) : 2 - Tìm số học sinh nam ta lấ tổng số học sinh của trường trừ đi số học sinh nữ (hoặc lấy số học sinh nữ trừ đi 92). Cách giải: Trường tiểu học đó có số học sinh nữ là: (672 + 92) : 2 = 382 (học sinh) 5
  6. Trường tiểu học đó có số học sinh nam là: 672 – 382 = 290 (học sinh) Đáp số: Học sinh nữ: 382 học sinh. Học sinh nam: 290 học sinh. Bài 5. Phương pháp: Áp dụng các công thức: a × c – b × c = (a – b) × c ; a × b + a × c = a × (b + c). Cách giải: a) 490 × 365 – 390 × 365 = (490 – 390) × 365 = 100 × 365 = 36500 b) 2364 + 37 × 2364 + 63 = 2364 × (37 + 63) = 2364 × 100 = 236400 6